QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG BÒ VỖ BÉO

03/04/2018

Chăn nuôi bò vỗ béo khác với chăn nuôi bò truyền thống là có bổ sung thêm thức ăn tinh và các phụ phẩm khác (bỗng rượu, cám...). Trong thời gian vỗ béo bò cần nuôi nhốt hoàn toàn, cung cấp thức ăn, nước uống tại chuồng. Vỗ béo bò quan trọng nhất là sử dụng thức ăn tinh hợp lý kết hợp hài hòa với thức ăn thô xanh và các phụ phẩm khác. Đồng thời phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bò, thậm chí còn đủ lượng cho bò tích lũy tạo thịt trong cơ thể càng nhiều càng tốt.

Nhu cầu dinh dưỡng của bò cần trong các giai đoạn vỗ béo được trình bày ở bảng sau đây:

                     Bảng tiêu chuẩn và nhu cầu dinh dưỡng của bò vỗ béo

Loại bò

Khối lượng (kg)

Chất khô % của khối lượng

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ)

Protein thô (% trong khẩu phần)

Tăng trọng (kg)

Đang lớn

150

2,6

2.866

15,0

1,0

 

200

2,7

2.746

13,0

1,0

 

250

2,9

2.746

12,0

1,3

 

300

2,8

2.627

11,5

1,3

Đực tơ

350

2,9

2.579

11,2

1,4

 

400

2,8

2.579

11,0

1,4

 

500

2,6

2.476

11,0

1,4

Cái tơ

250

3,0

2.627

12,0

1,2

 

300

2,9

2.627

11,5

1,2

Căn cứ vào bảng nhu cầu dinh dưỡng của bò, đồng thời qua việc thảo luận trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi với người dân tộc Mông, chúng tôi xây dựng nên bảng quy chuẩn khẩu phần ăn dùng để vỗ béo bò.

             Các công thức khẩu phần ăn cho bò vỗ béo theo vụ tại Cao Bằng

Vụ

Loại bò vỗ béo

Thức ăn tinh (kg/ngày)

Thức ăn xanh (kg/ngày)

Các loại thức ăn

Tuổi bò

Khối lượng bò (kg/con)

15 ngày đầu

Trên 60 ngày

15 ngày đầu

Trên 60 ngày

Đông Xuân (tháng 10 năm trước - tháng 3 năm sau)

< 3 tuổi

< 300

1,2

> 3,5

> 25

> 30

Đậu nho nhe, cỏ voi, thân lạc, bẹ ngô, thân chuối..

3 - 6 tuổi

300 - 400

1,4

> 3

30 - 40

> 40

> 6 tuổi

> 400

1,5

> 3,5

> 40

> 40

Các vụ khác trong năm (tháng 4 - 10)

< 3 tuổi

< 300

1

> 2

> 25

> 30

Cỏ voi, ngọn lá ngô, dây khoai, thân lá lạc…

3 - 6 tuổi

300 - 400

1,1

> 2,5

> 35

> 35

> 6 tuổi

> 400

1,2

> 2

> 40

> 40

Nguồn: Được chuẩn hóa giữa kinh nghiệm của người dân tộc Mông & Nhóm Malica 8/2008.

Nguyên tắc sử dụng các loại thức ăn trong khẩu phần vỗ béo bò:

- Sử dụng thức ăn tinh

bò ăn cỏ

+ Thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo, bỗng rượu) của người dân tộc Mông sử dụng trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt tuy chưa phù hợp với công thức một số khẩu phần ăn vỗ béo bò theo như đề xuất của Viện chăn nuôi, nhưng lại có ưu điểm là rất sẵn có, rẻ tiền và phù hợp với kinh nghiệm chăn nuôi bản địa của người dân địa phương. Hơn nữa, ngô cũng là loại thức ăn tinh giàu năng lượng, giàu gluxit nên có giúp cho bò tăng trưởng nhanh chóng, huy động khả năng cho thịt cao. Chất lượng thịt bò cũng được đánh giá mềm hơn, có vị ngọt đậm hơn, ngon hơn.

+ Trong 15 ngày đầu khi đưa bò vào vỗ béo, cần cho ăn cơm rượu ngô hoặc bỗng rượu trộn với cỏ cắt nhỏ (5 - 7cm) với lượng từ 0,5 - 1 kg/con/ngày để kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hoạt động cho hệ vi sinh vật lên men trong dạ cỏ. Trong 15 ngày có sử dụng thức ăn tinh nhưng ở mức thấp 1 kg/con/ngày để bò thích nghi dần với chế độ nuôi vỗ béo. Cho ăn vào 2 bữa sáng và chiều tối.

+ Trong thời gian 45 ngày sau, tăng khối lượng thức ăn tinh lên mức 1,5 - 2 kg/con/ngày tùy thể trạng bò. Vẫn kết hợp cùng với bỗng rượu (nếu có). Cho ăn vào 2 bữa sáng và chiều tối.

+ Khoảng 15 - 30 ngày trước khi xuất bán, tăng nhẹ lượng thức ăn tinh cho bò, lượng thêm 0,5 - 1 kg/con/ngày so với thời gian trước đó, huy động tối đa khả năng tăng trọng của bò.

Lưu ý:

Riêng vụ đông cần tăng thêm lượng thức ăn tinh lên 1 - 1,5 kg/con/ngày so với mức trung bình hàng ngày, vì bò còn huy động năng lượng để chống rét.

- Sử dụng thức ăn thô xanh

bò ăn cỏ

+ Thức ăn thô xanh là nguồn thức ăn rất quan trọng đối với bò vỗ béo. Mặc dù khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho bò vỗ béo của thức ăn thô xanh không cao. Nhưng thức ăn thô xanh lại đóng vai trò chất choán trong dạ dày, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho bò không bị chướng hơi dạ cỏ do sử dụng quá nhiều thức ăn tinh trong suốt quá trình vỗ béo.

+ Trong cả quá trình vỗ béo, lượng thức ăn thô xanh luôn phải đầy đủ, và có chất lượng tốt nhất. Cung cấp thức ăn thô xanh đã băm ngay tại máng ăn và cho bò ăn tự do cả ngày.

+ Đối với thức ăn thô xanh là cỏ tươi, khi cắt về nên rửa và phơi tái sau đó cho bò ăn, đảm bảo sạch mầm bệnh, giảm trướng hơi dạ cỏ và ngộ độc.

+ Đối với phụ phẩm: thân lá cây ngô, bẹ ngô có thể cho ăn thẳng sau khi băm nhỏ.

+ Không cho ăn quá nhiều cây họ đậu: dây lạc, đỗ nho nhe trong một bữa, tối đa trong một bữa chỉ được cho ăn 1/3 khẩu phẩn (< 10 kg/bữa).

- Nước uống

+ Nước uống 100% là nước sạch từ các mỏ nước ngầm và nguồn nước mưa (nguồn nước được người Mông sử dụng để ăn uống).

+ Mùa đông, nước được đun sôi rồi để nhiệt độ giảm xuống 30 - 350C mới cho bò uống.

Lưu ý:

Nước uống có pha thêm ít muối để tăng chất điện giải, tăng sức đề kháng, kích thích tính thèm ăn, ngon miệng của bò. (3 - 5 thìa cà phê cho 10 lít nước).

Chăm sóc bò vào vụ đông

Vụ đông ở miền núi rất khắc nghiệt, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, nguồn thức ăn và nước uống đều khan hiếm. Tất cả các yếu tố đều bất lợi cho chăn nuôi bò vỗ béo. Do vậy cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Gia cố, sửa chữa lại chuồng nuôi chắc chắn. Che kín bằng bạt, tải, bịt các lỗ gió lùa.

- Có thể sưởi ấm cho bò bằng cách đốt trấu hoặc củi bên cạnh chuồng dưới dạng đống ủ. Chú ý cẩn thận khi đốt lửa, đề phòng hỏa hoạn có thể xảy ra, gây thiệt hại về kinh tế.

-Làm áo khoác giữ ấm cho bò bằng các loại bao tải (tốt nhất là bao tải gai), các loại vải rách không dùng đến…

- Giữ khô nền chuồng, chú ‎ý vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại và xử lý tốt các chất thải chăn nuôi.

- Những ngày rét đậm (<150 C) cho gia súc nghỉ làm việc.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn gia súc, đề phòng dịch bệnh xảy ra có biện pháp xử lý.

Phòng bệnh cho bò

- Trong thời gian địa phương có dịch hoặc trong đợt tiêm phòng dịch định kỳ của tỉnh, cần chủ động tiêm phòng dịch cho bò. Tránh tiêm phòng cho bò trong giai đoạn cuối (15 - 30 ngày trước khi bán) sẽ gây stress cho bò làm giảm khả năng tăng trọng của bò, và không đảm bảo chất lượng thịt.

- Thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng cho bò và các loại gia súc khác đảm bảo không lây lan dịch bệnh và bùng phát dịch.

3 cách vỗ béo bò thịt thường dùng

bò ăn cỏ

Vỗ béo bò trước khi giết thịt 3 tháng để bò tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn, nâng cao chất lượng thịt, tăng tỷ lệ thịt xẻ cho bò.

– Trong giai đoạn vỗ béo mức tăng trọng tuy có chậm nhưng chiều cao, dài thân mình đã đạt được gần bằng khoảng 60 – 70% các chỉ tiêu tương ứng của bê trưởng thành. Các cơ bắp phát triển mạnh, cơ quan nội tạng dần dần được hoàn thiện về cấu tạo, riêng bộ máy tiêu hóa phát triển hoàn thiện nhất là dạ cỏ, tổ ong, lá sách. Trong giai đoạn này các cơ bắp, mô mỡ, mô liên kết phát triển mạnh nên cần nuôi dưỡng tốt và thức ăn phải giàu năng lượng (thức ăn tinh), giàu glucid (cỏ, rơm..).

Để vỗ béo bò đạt hiệu quả cần phải nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến việc vỗ béo bò như sau:

– Giống: các giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng, phát triển, tạo nạc và mỡ khác nhau. Trên bê đực lai hướng sữa thì mức tăng trọng bình quân của bê đạt từ 500 – 600 gam/con/ngày.

– Tuổi: tuổi giết mổ khác nhau sẽ cho chất lượng thịt khác nhau. Cụ thể như:

+ Dưới 1 năm tuổi: sự phát triển của cơ thể chủ yếu là kết quả của sự tích luỹ các mô cơ và xương, còn mỡ và mô liên kết tương đối thấp.

+ Đến 1,5 tuổi: sự tích luỹ mô cơ cao, còn mô xương tương đối thấp.

+ Sau 18 tháng tuổi: tốc độ sinh trưởng của tế bào cơ giảm xuống thấp, hàm lượng nước giảm, sự tích luỹ mỡ tăng lên, kèm theo là hàm lượng calori cũng tăng lên, còn mô liên kết giảm. Thời gian này do sự trao đổi chất thay đổi, làm giảm khả năng tích luỹ nitơ, cường độ hình thành protein giảm thấp và sự sinh trưởng của tế bào bị kìm hãm, đồng thời tốc độ tích lũy mỡ tăng lên. Cụ thể là khi sơ sinh thành phần protein là 18,25%; đến 18 tháng là 17,18%. Trong khi đó, mỡ tăng tương ứng là 3,64% lúc sơ sinh; 26,74% lúc 18 tháng tuổi. Nếu giết thịt lúc 18 tháng tuổi mỡ tích luỹ trong cơ bắp cao hơn mỡ nội tạng. Theo nhiều tác giả, trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta, vỗ béo bò ở giai đoạn 22 – 24 tháng tuổi là hiệu quả kinh tế nhất.

– Tính biệt và thiến: ở các cơ sở chăn nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt, thường giết thịt vào 15 – 18 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu và thực nghiệm xác nhận rằng, bê đực không thiến đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn bê đực thiến, do vậy chi phí thức ăn tính cho kg tăng trọng thấp hơn so với bê đực thiến. Tuy nhiên, sự tích lũy mỡ trong cơ bắp ở bê đực thiến cao hơn và sớm hơn bê đực không thiến.

Người dân nuôi vỗ bò thịt

Ở 15 – 18 tháng tuổi, thể trọng bê đực không thiến và bê thiến là 400 – 450 kg.

– Nuôi dưỡng: sức sản xuất thịt của bê phụ thuộc trước hết vào mức độ dinh dưỡng. Mức dinh dưỡng cao sẽ đạt được khối lượng thịt gấp 2 lần so với mức độ dinh dưỡng thấp, thành phần thân thịt ở gia súc nuôi dưỡng kém đạt tỷ lệ xương và dây chằng tương ứng là 25 – 30% thân thịt, năng lượng của thịt giảm 40 – 45%. Thông thường, khẩu phần nhiều thức ăn thô thì tỷ lệ nội tạng cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp; ngược lại, khẩu phần nhiều thức ăn tinh thì tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nội tạng thấp.

– Stress môi trường: nhiệt độ môi trường cao cản trở thải nhiệt từ cơ thể thông qua dẫn nhiệt. Trong môi trường càng nóng ẩm thì việc thải nhiệt thừa càng khó khăn. Do vậy, khi bò bị stress nhiệt sẽ làm hạn chế khả năng thu nhận thức ăn và năng suất giảm.

Trong điều kiện chăn nuôi gia đình, hiện nay có 3 cách vỗ béo bò thường được áp dụng như sau:

(1) Nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng: bò cần được chăn thả 8 – 10 giờ/ngày ngoài bãi chăn để tận dụng được nhiều cỏ tươi mà không phải tốn công thu cắt cỏ và vận chuyển về chuồng. Sau khi chăn thả, bò được bổ sung thêm một ít thức ăn tinh và muối ăn.

Cách vỗ béo này thường áp dụng ở những nơi có diện tích đồng cỏ lớn và năng suất đồng cỏ tương đối khá mới đảm bảo mỗi ngày bò gặm được từ 20 – 25 kg cỏ. Tuy nhiên, để tăng năng suất đồng cỏ chăn thả thì đồng cỏ phải được cải tạo, diệt trừ cỏ dại, trồng cây bóng mát, giữ ẩm đất bằng cách tưới nước hay đắp đập ngăn nước để cỏ có năng suất cao.

Dành cho đàn bò vỗ béo ở những bãi cỏ gần nguồn nước, gần chuồng để chăn thả được nhiều giờ ngoài bãi. Nếu khoảng cách từ chuồng đến bãi chăn quá 2 km thì phải làm lán trại ngoài đồng cho bò ngủ qua đêm trong suốt thời gian chăn thả.

(2) Nuôi tại chuồng kết hợp với chăn thả: hình thức vỗ béo này thường áp dụng ở những hộ có diện tích đồng cỏ giới hạn, bò vừa gặm được một phần cỏ ngoài bãi chăn vừa được cung cấp thêm thức ăn tinh tại chuồng. Lượng thức ăn tinh cần được đảm bảo đầy đủ để tạo điều kiện cho bò chóng béo. Có thể bổ sung thêm phụ phẩm công nông nghiệp làm thức ăn vỗ béo cho bò như:

+ Bã mía, lá và ngọn mía: cho ăn tươi hoặc ủ chua, 2 – 3 kg/con/ngày

+ Vỏ và mắt dứa: ủ chua, 3 kg/con/ngày, khi ăn thường trộn với thức ăn tinh.

+ Hèm bia: 5 – 10 kg/con/ngày, kết hợp với cỏ họ đậu.

(3) Nuôi nhốt hoàn toàn: đây là phương thức nuôi thâm canh tại chuồng để giảm vận động, nhằm làm cho bò đạt mức tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn để có tỷ lệ thịt xẻ cao, tạo ra các vân mỡ trong các sớ cơ nên phẩm chất thịt được nâng cao, giảm chi phí sản xuất đồng thời tăng hiệu quả chăn nuôi. Sau thời gian vỗ béo khối lượng cơ thể bò tăng từ 15 – 20% so với trước khi vỗ béo.

Tuy nhiên, bằng các hình thức vỗ béo nào thì trước khi đưa vào vỗ béo bò, người chăn nuôi cần phải tẩy giun, sán cho bò bằng các loại thuốc như: levamisol, albendazole, biomectin…

– Thức ăn của bò nuôi vỗ béo gồm cỏ tươi, rơm khô, thức ăn tinh (cám hỗn hợp, khoai lang, khoai mì, bắp). Lượng thức ăn tinh cho mỗi con vỗ béo tối đa từ 1 – 2 kg/ngày, liên tục trong vòng 3 tháng vì đây là nguồn thức ăn vừa cung cấp năng lượng, vừa tích lũy mỡ nhanh cho cơ thể bò. Nên kích thích cho bò ăn càng nhiều càng tốt, cho ăn tự do, vận động ít hoặc không cho vận động để bò tăng trọng nhanh, khoảng 1,0 kg/con/ngày.

– Nước uống phải cung cấp thường xuyên và đầy đủ.

Hiện nay, trên thị trường đã có 1 sản phẩm có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả việc vỗ béo bò thịt đó là Best chrom hữu cơ vừa có tác dụng kích thích tạo nạc, vừa có tác dụng kích thích tăng trọng cho bò, người chăn nuôi cần chú trọng để bổ sung vào KPTA vỗ béo bò thịt với liều dùng 1kg Best chrom/ 1 tấn thức ăn.

Kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

Thời gian qua, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư Hà Tĩnh đã triển khai mô hình nuôi bò lai Zê bu chất lượng cao tại huyện Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh và mô hình chăn nuôi bò 3/4 máu ngoại tại huyện Đức Thọ. Đến nay toàn tỉnh đã có hàng trăm con bê lai ra đời, được người chăn nuôi đồng tình cao. Thành công của mô hình góp phần cải tạo chất lượng giống và từng bước thay đổi tư duy, tập quán chăn nuôi bò truyền thống sang phương thức chăn nuôi bò lai Zê bu theo hướng thâm canh cho các hộ nông dân, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thịt bò cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán tiêu thụ ở địa bàn các tỉnh thành khác.

Qua đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn tại các điểm triển khai mô hình chăn nuôi, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật chính trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao để bà con nông dân tham khảo và áp dụng.

  1. Chọn giống: Để tạo bò lai hướng thịt chất lượng cao cần phải chọn những con bò cái có 1/2, 1/3 hoặc 3/4 máu các giống bò lai trong nhóm Zê bu như sind, Sahiwal, Brahman. Nên chọn những con có trọng lượng từ 220 kg trở lên, khoẻ mạnh, không bệnh tật, có khả năng sinh sản tốt (chọn ngoại hình) cho phối giống với bò trong nhóm Zê bu hoặc các giống bò chuyên thịt như: Smemtal, Charolais, Limouse, Droumaster…
  2. Chăm sóc nuôi dưỡng bò mẹ và bê con:
  3. a) Nuôi dưỡng bò mẹ: Cần phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò mẹ nuôi thai và nuôi con (tiết sữa cho con).

Khẩu phần dinh dưỡng cho 1 con mẹ sinh sản có trọng lượng cơ thể từ 220-250 kg tính như sau: Nếu bò được chăn thả 7-8 giờ/ngày, lượng thức ăn thô xanh bổ sung tại chuồng từ 12-15 kg/con/ngày và rơm ủ với u rê 4% từ 2-3 kg /con/ngày. Đối với bò có chửa, ngoài những thức ăn trên cần bổ sung 30-40gam bột xương, mỗi ngày bổ sung cám gạo hoặc bột ngô từ 1,2-1,5 kg. Không bắt bò làm việc nặng như cày bừa, kéo xe… Tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng mang thai thứ ba, thứ bảy, thứ tám và thứ chín.

  1. b) Nuôi bê con:

Giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi: nên nuôi bê ở cạnh nhà. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm phải khô, sạch. Cho bê bú trực tiếp sữa mẹ, chăn thả theo mẹ. Nên thả bê ở bãi chăn gần chuồng. Khi bê được 1 tháng tuổi nên tập cho bê ăn cỏ non, ăn thức ăn tinh.

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi- 24 tháng tuổi: nuôi vỗ béo cho bê. Thời gian vỗ béo cho bê là 75-90 ngày. Lượng thức ăn như sau: Nếu chăn thả 7-8 giờ/ngày, lượng bổ sung gồm 8-10 kg cỏ tươi tại chuồng, 1-2 kg thức ăn hỗn hợp, cho bò liếm tảng liếm tự do. Cung cấp đầy đủ nước nhưng phải đảm bảo sạch, không có hoá chất độc hại.

Chú ý: Cần phải tẩy giun sán trước khi vỗ béo bê. Cần phải tập cho bê ăn thức ăn hỗn hợp và tảng liếm mỗi bữa 1 ít để bêò làm quen với thức ăn.

  1. Về thức ăn: Trong chăn nuôi bò lượng thức ăn thô xanh chiếm từ 85-90% khẩu phần ăn hàng ngày, do đó các hộ cần phải dành diện tích đất để trồng một số giống cỏ có năng suất chất lượng cao như: Cỏ voi, Ghi nê, Ru zi, Sty lô, cỏ VA06… Cần có kế hoạch dự trữ các loại rơm rạ, cỏ khô để làm thức ăn cho bò trong vụ đông xuân.

 

  1. Phòng trừ một số bệnh: Thực hiện tốt lịch tiêm phòng các loại bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng,… theo quy định của ngành thú y đề ra. Định kỳ tẩy giun, sán (sán lá gan, sán dạ cỏ, …) cho bò bằng các loại thuốc đặc hiệu như dùng thuốc tẩy giun Lêvamisol với liều lượng 1ml/8-10 kg trọng lượng bò hơi; thuốc tẩy sán DextilB với liều 1 viên thuốc dùng cho 75 kg trọng lượng bò hơi, phòng trị các loại bệnh ký sinh trùng đường máu cho bò.
  2. Chuồng trại: Chuồng trại chăn nuôi bò thịt phải đảm bảo các yếu tố như sau:

– Đông ấm, hè mát, nền chuồng không trơn trượt, diện tích từ 4-5 m2/con; thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng. Chuồng có thể xây 1 dãy hoặc 2 dãy. Có thể tận dụng các vật liệu sẵn có như tranh, tre, lá cọ… để làm chuồng nhằm hạ giá thành. Cần phải xây dựng hầm biogas để bảo đảm vệ sinh môi trường, đồng thời có khí để đun nấu và thắp sáng, mỗi gia đình nuôi 2-3 con bò xây 1 bể từ 5-7 m3 thì có thể sử dụng cho gia đình 5-6 khẩu.

Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nói riêng nếu các hộ thực đúng, đủ các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sẽ phát triển chăn nuôi bền vững và mang lại hiệu quả cao.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: