KỸ THUẬT CHĂN NUÔI TRÂU BÒ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ

18/03/2024

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI TRÂU BÒ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI TRÂU BÒ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ

 

1.   KỸ THUẬT CHĂN NUÔI TRÂU BÒ

  • Giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa

Bê đẻ ra sau khi được bóc móng, lau khô (hoặc để bò mẹ liếm), cắt rốn,... đưa vào ổ rơm, không được để bê bị lạnh. Sau đó phải cho bú sữa đầu vì sữa đầu có nhiều protein, vitamin và khoáng chất nhiều hơn sữa thường. Đặc biệt trong sữa đầu có kháng thể giúp bê con nâng cao sức đề kháng với bệnh tật. Thời gian bú sữa đầu là 7-10 ngày, sau đó cho bê bú bình thường. Giai đoạn bú sữa, bê sử dụng sữa mẹ là chính nên cần chăm sóc và nuôi dưỡng tốt bò mẹ để có đủ lượng sữa cung cấp cho bê hàng ngày. Bằng cách nuôi kết hợp chăn thả bò mẹ ngoài đồng bãi với việc bổ sung thức ăn tinh có hàm lượng dinh dưỡng cao tại chuồng. Cho bò mẹ ăn tự do các loại thức ăn xanh (cỏ tươi, thân cây ngô non,...), cỏ khô loại tốt và cho bê bú mẹ tự do. Do lượng sữa của bò mẹ giảm dần theo các tháng sau khi đẻ, trong khi nhu cầu dinh dưỡng của bê ngày một tăng, cần tập cho bê ăn sớm. Từ 2 tuần tuổi tập cho bê ăn thức ăn tinh, bắt đầu từ 3 tuần tuổi tập cho bê ăn thức ăn thô.

  • Thức ăn cho bê phải sạch sẽ, chất lượng tốt. Thức ăn thô là cỏ khô ngon, cỏ tươi phơi tái; thức ăn tinh là các loại thức ăn có độ ngon miệng cao như cám gạo, bắp xay, cám tổng hợp, khô dầu đậu tương, ... có tỷ lệ protein 16-18%.
  • Đảm bảo thoả mãn nước uống sạch cho bê.
  • Thời gian đầu nên cho bê vận động trên sân chơi ở chuồng nuôi. Sau đó, hàng ngày nên chăn thả bê tự do trên bãi chăn.
  • Chuồng trại phải thông thoáng, sạch sẽ, khô ráo, ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, diện tích khoảng 1,2-1,4m2/ Thường xuyên dọn vệ sinh và thay lót chuồng, trước khi cai sữa cần tẩy giun sán cho bê.

1.2.   Chăm sóc nuôi dưỡng bò cái tơ

 

 

Khẩu phần thức ăn cho giai đoạn nuôi hậu bị

Lứa tuổi bê

Cỏ tươi

Thức ăn tinh hỗn hợp

- Từ 7-12 tháng tuổi

15-20 kg

1,0 kg

- Từ 13- 18 tháng tuổi

20-25 kg

1,5 kg

- Từ 18 đến 24 tháng tuổi

30-35 kg

2,0 kg

Sau khi cai sữa, chọn những bê cái tốt nhất để làm giống và nuôi tách riêng, gọi là thời kỳ nuôi hậu bị. Thời kỳ này kéo dài từ lúc bê cai sữa cho đến lúc phối giống có chửa và được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 7-12 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bê dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng dinh dưỡng vì lượng sữa bị cắt hoàn toàn, chuyển sang thức ăn thô xanh là chính, vì vậy dễ bị còi cọc, chậm lớn, bệnh tật, ảnh hưởng đến tuổi thành thục tính dục và khả năng sinh sản của chúng sau này. Trong giai đoạn này, ngoài thời gian chăn thả trên bãi chăn, về chuồng cần cho bê ăn tự do thức ăn thô chất lượng tốt, bổ sung thêm thức ăn tinh có đủ các chất dinh dưỡng như protein, khoáng và vitamin,...
  • Giai đoạn 13-24 tháng tuổi: Giai đoạn này bê đã sử dụng tốt thức ăn thô xanh, khả năng thu nhận thức ăn tốt. Ngoài việc chăn thả, cần bổ sung cho bê thức ăn ủ xanh, cỏ khô, rơm ủ urê 4% và các phụ phẩm nông-công nghiệp khác. Dựa vào nhu cầu tăng trọng của bê và khả năng thu nhận thức ăn trên đồng cỏ mà quy định số lượng thức ăn bổ sung tại chuồng nuôi.

1.3.   Nuôi dưỡng bò cái sinh sản

Nuôi bò cái sinh sản trong chăn nuôi bò thịt, thường chia ra các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn bò mẹ có chửa: Nuôi tốt giai đoạn này là để bào thai phát triển tốt, bò mẹ sớm hồi phục cơ thể sau đẻ và có nhiều sữa nuôi con, vì vậy chất dinh dưỡng phải đủ cho duy trì, cho phát triển cơ thể và cho cả nhu cầu phát triển của bào thai, đặc biệt là 2 tháng chửa cuối vì từ 2/3 đến 3/4 khối lượng bê sơ sinh là phát triển trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn bò mẹ nuôi Trong chăn nuôi bò thịt, người ta thường cho bê con bú trực tiếp bò mẹ trong thời gian khoảng 6 tháng, sau đó cho bê cai sữa. Lượng sữa của bò mẹ càng cao thì bê con càng bú được nhiều sữa, càng mau lớn, có khối lượng cao khi cai sữa. Do vậy bò mẹ cần phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu duy trì cơ thể và tiết sữa.

Thức ăn cho bò có chửa cũng như nuôi con chủ yếu là thức ăn thô xanh, gồm phần cỏ ăn được trên bãi chăn và thức ăn bổ sung thêm tại chuồng nuôi. Tuỳ theo mùa vụ, chất lượng cỏ của bãi chăn, trung bình mỗi ngày bò chỉ ăn được trên bãi chăn khoảng 10 kg cỏ tươi, phần còn lại cần phải được bổ sung tại chuồng.

  • Khẩu phần cho bò cái sinh sản

+ Chăn thả: 7-8 giờ/ ngày

+ Cỏ xanh cho ăn tại chuồng: 10-20 kg.

+ Bột sắn hoặc cám gạo: 1-2 kg

+ Khô dầu lạc 0,2-0,3kg

+- Khoáng, vitamin: 20-30 g

Khi bò có chửa, nuôi con nên thay thế khô dầu bằng bột cá.

- Chế độ phối giống:

 

 

+ Tuổi: Bò cái lai thường có tuổi phối giống thích hợp từ 18 -24 tháng tuổi, khối lượng trên 200kg. Thời gian mang thai từ 280-285 ngày (khoảng 9 tháng 10 ngày).

+ Biểu hiện động dục ở bò cái: Ăn uống kém, nhớn nhác, nhảy lên lưng con bò khác hoặc để con bò khác nhảy lên. Âm hộ sưng, mép trong âm đạo màu đỏ. Chảy dịch nhờn trong suốt từ lỏng tới đặc dần, chất dịch treo dưới mép âm hộ.

+ Thời điểm phối giống thích hợp: Động dục buổi sáng, chiều ta cho phối giống (hoặc ngược lại).

  • Dấu hiệu bò cái trước khi đẻ: Sau khoảng thời gian từ 280-285 ngày kể từ ngày phối giống, bụng trở nên to kềnh càng và trũng xuống, vú căng, xương mông sụm xuống. Trước đẻ, bò cái không yên, đi loanh quanh chuồng, đứng lên ngồi xuống nhiều lần, lăn lộn biểu hiện cơn đau bụng, ở âm hộ có nước nhầy chảy ra từ lỏng sang sệt dần. Túi nước ối vỡ ra, nước niệu chảy ra, tiếp theo là màng dương vỡ, nước dương chảy ra và nhờn hơn nước niệu, có tác dụng bôi trơn giúp bê được đẩy ra dễ dàng.
  • Nếu sau 90 ngày sau khi đẻ bò không lên giống trở lại thì phải xem xét lại. Phải cai sữa đúng lúc để khai thác bò được lâu dài.

LƯU Ý: Trong chăn nuôi bò cái sinh sản nên sử dụng kỹ thuật phối giống nhân tạo để nâng cao hiệu quả sinh sản và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Lợi ích của phối giống nhân tạo gồm có:

+ Một bò đực giống tốt sản xuất tinh đông lạnh phối giống được cho hàng chục ngàn bò cái trên một khu vực rộng lớn.

+ Khắc phục chênh lệch cơ thể do di truyền giống (bò thịt cao sản thuần chủng có tầm vóc và khối lượng lớn không thể cho nhảy trực tiếp bò cái địa phương có tầm vóc nhỏ).

+ Giảm tốn kém so với nuôi đực giống nhảy trực tiếp, giảm chi phí so với vận chuyển đực giống từ xa đến.

+ Tránh được bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

+ Thuận lợi trong công tác quản lý giống.

1.4.   Nuôi dưỡng bê từ sau cai sữa đến giết mổ.

Những bê đực, bê cái không để làm giống, sau khi cai sữa đưa vào nuôi lấy thịt. Trong thời kỳ nuôi lớn, tốt nhất là nuôi dưỡng theo phương thức chăn thả kết hợp với cho ăn tại chuồng bằng các phế phụ phẩm nông-công nghiệp như rơm ủ urê, cây ngô sau khi thu bắp, các loại bầu bí, khô dầu, bã dứa, hạt bông ...

Thời kỳ này cũng được chia làm 2 giai đoạn như nuôi bê cái hậu bị. Có thể ứng dụng các bảng sau để nuôi bò giai đoạn này.

Khẩu phần ăn hàng ngày của bê

Tháng tuổi

Khối lượng TB cuối kỳ

(kg)

Thức ăn tinh

(kg)

Thức ăn thô

(kg)

Muối (g)

6 - 8

126

1,0

15

20

8 - 10

150

1,2

22

20

10 - 12

174

1,4

25

25

12 - 15

205

1,5

29

30

15 - 18

235

1,5

34

35

 

 

 

Tháng tuổi

Khối lượng TB cuối kỳ

(kg)

Thức ăn tinh

(kg)

Thức ăn thô

(kg)

Muối (g)

18 - 21

265

1,5

37

40

21 - 24

302

1,5

39

45

  • Kỹ thuật nuôi vỗ béo bò thịt

Đối với bê sau giai đoạn nuôi lớn (20-21 tháng tuổi) thì chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ béo. Ngoài ra, cũng nên nuôi vỗ béo trước khi giết mổ đối với bò gầy, bò hết khả năng cho sữa, sinh sản, cày kéo hoặc bò loại thải. Thông thường thời gian vỗ béo kéo dài 60-90 ngày, yêu cầu tăng trọng bình quân 0,5-1,0 kg/con/ngày.

Trong giai đoạn nuôi vỗ béo, cần tăng dần khẩu phần thức ăn tinh giàu năng lượng, đồng thời hạn chế bò vận động nhất là vào cuối giai đoạn.

Trước khi đưa vào vỗ béo, bò cần được diệt ngoại ký sinh trùng (nếu có); tẩy giun sán, đồng thời phải tập cho bò ăn khẩu phần vỗ béo để quen dần, tránh bị rối loạn tiêu hoá.

- Quy trình nuôi vỗ béo

+ Tẩy giun sán

+ Nuôi nhốt, giảm vận động, không chăn thả

+ Tuần 1 : 25kg cỏ+ 1 – 1,5kg thức ăn tinh (cho ăn tăng dần)

+ Tuần 2 : 20kg cỏ+ 1,5 – 2,5kg thức ăn tinh (cho ăn tăng dần)

+ Tuần 3 : 15kg cỏ+ 2,5 – 3,5kg thức ăn tinh (cho ăn tăng dần)

+ Tuần 4 trở đi : 15kg cỏ+ thức ăn tinh tự do

+ Luôn có đủ nước sạch cho bò uống tự do. Sau 90 - 100 ngày bò đã béo thì dừng.

Vỗ béo theo một số khẩu phần sau đây có thể đạt tăng trọng 800- 1.500g/ngày trở lên.

Một số công thức khẩu phần vỗ béo bò thịt

Nguyên liệu (%)

Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3

Bột sắn

80

60

39

Ngô

-

25

50

Khô dầu (40% Protein thô)

11

6

-

Rỉmật

5

5

5

Urê

1,5

1,5

1,5

Muối ăn

1

1

1

Bột xương (hoặc đá liếm)

1,5

1,5

1,5

Tổng số

100

100

100

Lưu ý về thức ăn tinh vỗ béo bò: Protein thô từ 11,5 -12%; Năng lượng trao đổi từ 2.350-2.400Kcal/kg; Rỉ mật tối đa 8%; Ca = 0,3-0,4% và P = 0,3-0,35%; Urê tối đa 1,5%.

 

 

2.   KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY THỨC ĂN CHO BÒ

  • Cỏ Mullato 2

 

 

Cỏ Mulato có tên khoa học là Brachiaria ruziziensis, là giống cỏ lai (B.brizantha x B.decumbens), được nhập từ Thái Lan, thuộc loại cây lâu năm, có thể khai thác 6-7 năm mới phải trồng lại. Cây thân bụi, rễ chùm nên khả năng chịu hạn rất tốt. Cây cao 80-100cm, thân mềm, lá mềm, rất thích hợp với khẩu vị của gia súc. Đây là giống cỏ không kén đất, chịu hạn tốt, thích hợp với hầu hết các vùng sinh thái của nước ta.

Nhờ có ưu thế lai nên cỏ Mulato đẻ nhánh và tạo thảm cỏ rất nhanh từ các đốt thân sát mặt đất, cho sản lượng cao, có thể đạt 200 - 250 tấn/ha/năm, hàm lượng chất khô (từ 19- 22%) và protein (14-16%). Khi cho bò sữa ăn sẽ cho sản lượng và chất lượng sữa cao hơn các giống cỏ khác như cỏ voi, kể cả cỏ VA06 mới được nhập nội gần đây. Nhờ những ưu điểm nổi trội đó mà giống cỏ Mulato hiện đang được nhiều địa phương quan tâm mở rộng diện tích với quy mô lớn phục vụ chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò.

  • Thời vụ: Với các tỉnh phía Nam có thể gieo, trồng quanh năm, trừ những tháng mưa to; với các tỉnh phía Bắc thời vụ tốt nhất là từ 15/3 đến 15/8 hàng năm.
  • Chuẩn bị đất: Chọn nơi đất tốt, dễ thoát nước, gần nguồn nước, thuận tiện tưới tiêu để trồng. Đất được cày, bừa, nhặt sạch cỏ dại, tạo hệ thống mương rãnh thoát nước nếu là đất bằng.
  • Bón lót cho mỗi hécta trước khi trồng: 20 tấn/ha phân chuồng được ủ hoai mục, 40

-500kg phân Supe lân, 150-170kg phân Kali. Bổ sung đạm urê trước và sau khi trồng với lượng từ 300-350 kg/ha bằng 2 hình thức trộn đều với các loại phân khác để bón hoặc hoà nước để tưới sau khi cây đã mọc chồi mới.

  • Cách trồng: Nếu gieo hạt (10-12kg/ha), rạch hàng sâu 10-15cm, hàng cách hàng 25- 30 cm, trộn hạt giống với cát khô, gieo vãi theo hàng cho đến thành khóm cách nhau 25- Dùng cành cây có lá kéo khua để lấp một lớp đất mỏng. Nếu trồng bằng hom thì cắt hom giống dài 20-25cm từ các ruộng cỏ khoẻ mạnh, đang trong thời kỳ thu hoạch để trồng. Trên mỗi hàng trồng các hom (4-6 rãnh/hom) cách nhau 20-25cm, sâu 5-6cm, dùng tay dện chặt gốc, tưới đẫm nước sau khi trồng. Nên thu hom và trồng vào những ngày trời mát hom sẽ đỡ mất nước, nhanh bén rễ ra chồi mới.
  • Chăm sóc: Tưới nước 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc chiều mát trong 7-10 ngày đầu, đến khi có hai lá trở lên thì giảm số lần tưới xuống 2-3 ngày/lần. Bón bổ sung phân NPK (60-70 kg/ha) và 60 kg/ha urê sau mỗi lần cắt, kết hợp tướic đủ ấm, nhổ sạch cỏ dại để cỏ Mulato tiếp tục cho sản lượng cao trong các lứa tiếp
  • Thu hoạch, chế biến, bảo quản: Thu hoạch lứa đầu khoảng 60-70 ngày sau khi gieo bằng hạt, 45-50 ngày sau khi trồng bằng Dùng dao, liềm cắt sát, trừ lại gốc 10-15 cm để cây có thể phát triển tốt các lứa sau. Các lứa tiếp theo khoảng 25-30 ngày đối với các tháng mùa mưa, 40-45 ngày đối với các tháng mùa khô. Mỗi năm có thể thu hoạch được 9- 10 lứa, sản lượng chất xanh đạt tới 200-250 tấn/ha/năm. Với những trang trại lớn, trồng với diện tích tập trung nhiều nên đầu tư áp dụng máy cắt cỏ để thu hoạch đồng đều, giảm công lao động.

Sản phẩm có thể dùng cho ăn tươi, phơi khô hoặc ủ chua lên men để làm thức ăn dự trữ cho các tháng mùa đông thiếu cỏ tươi, lâu dài cho đại gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa rất có giá trị và hiệu quả.

2.2.   Cỏ VA06

Cỏ VA06 là giống cỏ Voi có năng suất cao. Cỏ thuộc họ hoà thảo, thân đứng, có nhiều đốt, rậm lá, sinh trưởng nhanh, ưa đất màu và thoáng, không chịu được ngập và úng nước. Tuỳ theo trình độ thâm canh, năng suất chất xanh trên một ha có thể biến động từ

 

 

350-500 tấn/năm (cỏ Voi chỉ đạt 100 đến 300 tấn/năm) và có chất lượng tốt hơn cỏ voi (VCK 14 - 17%; CP: 9 - 11%).

Thời vụ trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5. Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ. Chặt vát hom với độ dài 25-30cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi ha cần 8-10 tấn hom. Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-40cm và lấp đất sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10cm. Sau 30 ngày tiến hành bón thúc bằng phân đạm. (phân chuồng từ 25-30 tấn/ha; lân từ 400-500 kg/ha; kali từ 250-300 kg/ha; urê từ 450- 500 kg/ha).

Sau khi trồng 80-90 ngày thu hoạch đợt đầu. Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc. Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày. Cắt gốc ở độ cao 5cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Thường thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động được nước tưới thì có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3-4 năm.

2.3.   Cỏ Ghinê

Cỏ Ghinê còn gọi là cỏ sả, là loại cây hoà thảo, mọc thành bụi như bụi sả, là cỏ có giá trị dinh dưỡng cao, không bị giảm chất lượng nhanh như cỏ voi. Cỏ Ghinê sinh trưởng mạnh, năng suất cao, khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu bóng cây tốt, dễ trồng. Trồng thâm canh có thể cho năng suất cao, mỗi năm thu hoạch 8-10 lứa, năng suất 100-200 tấn/ha.

Thời vụ trồng từ tháng 2 đến tháng 4. Có thể trồng bằng hạt, hoặc dùng khóm thân rễ, trồng theo bụi. Sau khi làm đất kỹ, rạch hàng cách nhau 40-50cm, sâu 10-15cm. Có thể trồng bằng hạt hay khóm giống. Cách chuẩn bị khóm giống như sau: cắt bỏ phần ngọn khóm cỏ giống, để cao khoảng 25-30cm. Dùng cuốc đánh gốc cỏ lên, rũ sạch đất, cắt bớt phần rễ già. Sau đó tách thành những khóm nhỏ, mỗi khóm 3-4 nhánh đem trồng bằng cách đặt các khóm vào rãnh, ngả cùng một phía và vuông góc với thành rãnh, cách nhau 35- 40cm, lấp đất sâu khoảng 10-15cm và dậm chặt đất. Nếu trồng bằng hạt thì lấp đất dầy 5cm. Sau khi trồng 15-20 ngày kiểm tra và xới xáo, làm cỏ dại và bón thúc bằng urê.

Khoảng 60 ngày sau khi trồng thì thu hoạch lứa đầu, cắt phần trên, cách mặt đất 10cm. Các lứa thu hoạch sau cách nhau 40-45 ngày. Thường thu hoạch từ tháng 5-11 hàng năm. Sau 4-5 năm mới phải trồng lại.

2.4.   Cỏ Ruzi

Cỏ Ruzi là loại cỏ lâu năm, thân bò, thân và cành nhỏ, có nhiều lá, thân và lá có lông mịn, cỏ có thể cao tới 1 m. Rễ chùm, phát triển mạnh và bám chắc vào đất. Cỏ có khả năng chịu được giẫm đạp cao nên có thể trồng làm bãi chăn thả gia súc. Cỏ Ruzi phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, cho năng suất cao nơi đất giàu dinh dưỡng đủ nước và thoát nước tốt. Năng suất xanh của cỏ Ruzi có thể đạt 80 tấn/ha/năm. Trồng 1 lần có thể thu hoạch 6 năm.

Thời vụ trồng thích hợp là vào đầu mùa mưa. Cỏ Ruzi có thể được gieo trồng bằng hạt hay bằng thân khóm. Các khóm cỏ dùng làm giống được cắt bớt phần ngọn, phần gốc còn lại khoảng 25-30 cm. Dùng cuốc đánh cả khóm cỏ lên, rũ đất và cắt ngắn rễ, chỉ để lại còn 4 - 5 cm. Sau đó dùng dao chia tách thành những cụm khóm nhỏ, mỗi cụm gồm 4-5 dảnh. Các khóm cỏ giống được đặt vuông góc với thành rạch, khóm nọ cách khóm kia 35- 40 cm. Dùng cuốc lấp kín 1/2 thân cây, dậm chặt để giữ độ ẩm. Mỗi ha trồng mới cần 4-5 tấn khóm. Nếu trồng bằng hạt cần xử lý hạt trước khi gieo bằng cách ngâm hạt vào nước ấm (60-700C) trong vòng khoảng 15 phút. Sau đó vớt hạt ra, rửa sạch bằng nước lã và ngâm thêm khoảng 60 phút, rồi vớt ra đem gieo. Hạt được gieo theo hàng rạch, lấp đất mỏng (3 cm). Mỗi ha cần 4-5 kg hạt giống

 

80

 

 

Cỏ Ruzi có thể sử dụng làm thức ăn xanh, cỏ khô hay cỏ ủ xanh đều tốt, cắt lứa đầu 60 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 40 ngày, cắt 5-10 cm cách mặt đất. Cỏ Ruzi cũng có thể được trồng để chăn thả gia súc.

2.5.   Cỏ lông Para

Cỏ lông Para (Brachiaria mutica) là loài cỏ lâu năm, có cả thân bò và thân nghiêng, tạo thành thảm cỏ có thể cao tới 1 m. Cành cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10-15cm, mắt hai đầu đốt có mầu trắng xanh và có khả năng đâm chồi. Thân và lá cỏ đều có lông ngắn. Cỏ ưa khí hậu nóng ẩm, phát triển rất mạnh ở chỗ đất bùn lầy, chịu đuợc đất ngập nuớc chứ không chịu đuợc khô cạn, là cây cỏ phổ biến ở hầu hết các vùng đất không thoát nuớc và đất ngập úng.

  • Năng suất xanh của cỏ lông Para đạt 70-80 tấn/ha/năm, có nơi đạt 90-100 tấn/ha/năm. Đặc biệt, cỏ lông Para có khả năng phát triển tốt vào vụ đông-xuân nên nó chính là cây hoà thảo trồng cung cấp thức ăn xanh cho gia súc vào vụ này rất tốt.

- Thời vụ trồng từ tháng 3-9 hàng năm.

  • Chuẩn bị đất: Đất trồng cỏ cần đuợc cày bừa kỹ, cày bừa xong cần vơ sạch cỏ dại, san đất phẳng,rạch hàng sâu 15 cm, hàng cách hàng 40
  • Phân bón: Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng cỏ bón như sau:

+ Phân chuồng hoai mục: 15 - 20 tấn

+ Lân: 250 - 300 kg

+ Kali: 150 - 200 kg

Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 400 kg urê/ha chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch.

  • Gieo trồng: Thông thuờng cỏ lông Para đuợc gieo trồng bằng cành. Cành giống đuợc cắt từ ruộng giống 3-4 tháng tuổi. Trồng bằng cành nên chọn đoạn đã ra rễ, cắt dài 30 cm, trồng theo rãnh, cành cách nhau 30-40 cm, nằm dọc theo rãnh, phủ đất mỏng, cần 2 tấn giống cho 1 Sau khi trồng đuợc 1 tháng, dùngcuốc xớivàváng và diệt cỏ dại.

Cỏ lông Para không chịu đuợc giẫm đạp do vậy chỉ nên trồng để thu cắt làm thức ăn xanh cho ăn tại chuồng hay ủ chua, cắt lứa đầu 45-60 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 30-35 ngày, cắt 5-10 cm cách mặt đất. Cỏ trồng 1 lần có thể sử dụng đến 4-5 năm.

2.6.   Cây ngô

Ngô thuộc họ hoà thảo, không có khả năng chịu hạn và chịu ngập nước. Khi gieo trồng làm thức ăn thô xanh cho bò cần phải gieo hạt dầy hơn so với ngô dùng lấy hạt, khoảng từ 10-15%, tức khoảng 2,5-3kg/ sào. Cần chọn giống ngô có chu kỳ thực vật ngắn, có khả năng thích ứng và chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh, có tổng khối lượng vật chất trên một đơn vị diện tích lớn. Năng suất chất xanh có thể đạt 35-40 tấn/ha/vụ.

Ngô làm thức ăn xanh có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 11. Trồng theo mật độ: hàng cách hàng 50-60cm, theo khóm hoặc theo hàng liên tục. Cần xới xáo gốc cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại. Nên làm cỏ hai lần: lần làm cỏ đầu tiên tiến hành khoảng 3 tuần sau khi gieo hạt. Trong trường hợp gieo ngô theo khóm thì tỉa bớt 1 cây nếu trong khóm có ba cây. Lần làm cỏ thứ hai, tương ứng với lần bón đạm thứ hai và nên tiến hành vun gốc. Sau khi làm cỏ thì bón đạm. Cây ngô có thể thu hoạch 80-90 ngày sau khi trồng để cho bò ăn xanh hay làm thức ăn ủ xanh.

3.   MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ

  • Ủ xanh thức ăn

 

 

Thức ăn ủ xanh là loại thức ăn thô xanh được cắt ngắn cho vào bể hoặc hố ủ, đầm nén thật chặt, tạo môi trường yếm khí, để lên men nhẹ và lấy cho bò ăn dần.

Thức ăn ủ xanh giữ được chất dinh dưỡng của nguyên liệu ủ, được bò ăn ngon miệng và dễ tiêu hoá. Tất cả các loại cây thức ăn như cỏ xanh tự nhiên, cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ghi nê, thân cây ngô bắp ngậm sữa, thân cây ngô sau thu bắp đều có thể ủ xanh.

Cỏ để ủ xanh nên được cắt vào thời điểm trước khi ra hoa, không quá non do chứa nhiều nước khó ủ và cũng không nên để quá già. Nếu là cỏ trồng nên thu cắt sau 45 ngày. Có thể ủ nhiều loại cây cỏ dùng làm thức ăn xanh cho bò với nhau. Cỏ họ đậu nên ủ chung với cỏ voi hoặc thân cây ngô sau khi thu bắp.

Các nguyên liệu bổ sung khi ủ: rỉ mật đường 2-4%; muối ăn: 1-2% so với khối lượng thức ăn xanh cần ủ. Hoặc dùng bổ sung 5% bột ngô, sắn; 1% muối ăn.

Hố ủ: Tính theo số lượng bò nuôi, nhu cầu thức ăn và lượng thức ăn thô xanh cần dự trữ cho vụ đông xuân, mùa khô và giai đoạn nuôi vỗ béo bò thịt mà chuẩn bị hố ủ. Hố ủ 1m3 ủ được 750-800 kg cỏ, hố ủ có thể xây bằng gạch trát xi măng. ở đáy hố ủ cần có rãnh dốc để thoát nước ủ ra ngoài khi cần thiết.

3.2.   Phơi khô và bảo quản rơm lúa

Rơm là nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của gia súc nhai lại vùng đồng bằng, trung du, miền núi. Thu hoạch vụ mùa là lúc thời tiết thuận lợi cho việc tận thu rơm làm thức ăn cho bò. Lưu ý rơm dễ bị thối mốc, chất lượng dinh dưỡng sẽ giảm sút. Nếu phơi được nắng thì rơm có mầu vàng tươi và có mùi thơm, gia súc nhai lại thích ăn. So với một số loại thức ăn thô xanh, rơm là loại thức ăn có giá trị năng lượng trao đổi cao hơn, nhưng rơm lúa thường có tỷ lệ chất xơ cao, bị lignin hoá cao, ít protein (2,2-3,3%) và rất ít chất béo (1-2%). Rơm thường nghèo vitamin và khoáng, vì vậy phải ủ rơm với urê 4% để tăng giá trị dinh dưỡng của rơm.

3.3.   Ủ rơm khô với urê

Rơm lúa sau khi ủ với urê có tỷ lệ tiêu hoá cao hơn vì được bổ sung thêm nitơ, mềm hơn nên bò ăn được nhiều hơn so với rơm không xử lý. Rơm khô ủ với urê được áp dụng theo tỷ lệ: cứ 100 kg rơm khô cần 4 kg urê và 80-100 lít nước.

Cách làm: Pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết. Trải rơm theo các lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ô doa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại và nén cho chặt. Cứ làm như vậy cho đến khi hết rơm và hết nước. Cuối cùng, cho vào túi ni lông buộc lại hoặc cho vào góc nhà hay hố ủ, dùng một tấm nilông phủ lên trên sao cho thật kín để không khí, nước mưa bên ngoài không lọt vào và khí amoniac bên trong không bay ra được. Sau khi ủ 7-10 ngày có thể lấy rơm ra cho gia súc nhai lại ăn. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa, trước đó cần tập cho bò ăn. Lấy xong lại đậy kín. Yêu cầu rơm ủ urê phải mềm, mùi thơm nhẹ, mầu vàng gần với mầu tự nhiên của rơm trước khi ủ, không bị đen và không có nấm mốc.

3.4.   Ủ rơm tươi với urê

Việc ủ rơm tươi có nhiều ưu điểm so với ủ rơm khô. Rơm tươi có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với rơm khô vì nhiều chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình phơi khô. Tỉ lệ tiêu hóa rơm tươi cao hơn so với rơm khô và còn cao hơn cả đối với rơm khô ủ urê. Sau mỗi vu gặt chỉ cần ủ một lần, dự trữ để cho ăn tới hết. Khi ủ không cần hòa urê vào nước mà có thể rải urê trực tiếp vào rơm theo từng lớp. ủ rơm tươi với urê bảm bảo giá trị dinh dưỡng của rơm, giữ nguyên gần như ban đầu.

 

 

Rơm tươi ủ với urê được áp dụng theo tỷ lệ: 100 kg rơm tươi với 1,5kg urê (có thể bổ sung thêm 1kg vôi). Cho rơm vào hố ủ, một lớp rơm thì rải một lớp urê, làm như thế cho đến kho đầy hố. Phủ hố ủ bằng bao nilon cho kín. Vì rơm còn tươi nên đòi hỏi phải nén thất chặt và phủ nilon thật kín nhằm tránh tổn thất trong quá trình hô hấp và lên men vi sinh vật.

3.5.   Ủ rơm với urê và rỉ mật đường

Tỷ lệ rơm, u rê, nước cũng giống như trên nhưng thêm rỉ mật đường: 4 kg rỉ mật cho 100 kg rơm. Rỉ mật giúp cho quá trình lên men tốt hơn, mặt khác còn cung cấp thêm năng lượng đường cho bò. Rơm ủ có thêm rỉ mật đường có mùi thơm hơn, ít hăng, vị ngọt, bò sẽ thích ăn và ăn được nhiều hơn.

Giá trị dinh dưỡng của rơm ủ cũng cao hơn. Cách ủ hoàn toàn giống như ủ rơm với u rê, nhưng cần chú ý sao cho u rê, rỉ mật đường hoà tan đều với nhau trong nước trước khi tưới lên rơm để ủ.

3.6.   Ủ rơm với vôi

Có hai hình thức xử lý bằng vôi:

  • Ngâm rơm trong nước vôi: tương tự như xử lý với
  • Ủ rơm với vôi: rơm đựơc trộn đều với 4-6% vôi Ca(OH)2 hoặc CaO, nước (40- 80kg/100kg rơm) và ủ trong 2-3 tuần.

Việc dùng vôi xử lý rơm có các ưu điểm là vôi rẻ tiền và sẵn có, bổ sung thêm Ca cho rơm, an toàn và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vì vôi là kiềm yếu nên tác dụng xử lý không cao nếu ngâm nhanh. Hơn nữa, vôi khó hoà tan và không bốc hơi nên khó trộn đều trong nguyên liệu xử lý và khi xử lý vôi rơm dễ bị mốc, do vậy lượng thu nhận không ổn định.

3.7.   Ủ rơm với urê và vôi

  • Việc kết hợp dùng urê và vôi sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn dùng riêng vôi hoặc urê.

Có thể xử lý theo một trong các công thức sau đây:

+ Rơm khô 100kg, urê 4 kg, nước sạch 70-100 lít.

+ Rơm khô 100kg, urê 4 kg, vôi tôi 0,5 kg, nước sạch 70-100 lít (nếu giá urê rẻ)

+ Rơm khô 100kg, urê 2,5 kg, vôi tôi 2-3 kg, nước sạch 70-100 lít (nếu giá urê đắt)

  • Hố ủ và dụng cụ: Có 3 loại hố ủ (có 3 vách, có 2 vách cạnh nhau hoặc 2 vách đối diện). Dung tích hố ủ phụ thuộc vào số lượng rơm cần ủ để đáp ứng được nhu cầu của gia súc. Nếu không làm hố ủ có thể ủ rơm trong túi nilon (bao đựng phân đạm) lồng trong bao tải dứa (100kg rơm cần 10-12 bao tải dứa).
  • Cách ủ:

+ Urê và vôi được hòa vào nước cho tan đều.

+ Nếu ủ trong hố thì rải từng một lớp rơm mỏng (20cm) rồi tưới nước urê/vôi sao cho đều rơm, đảo qua đảo lại sao cho ngấm nước urê, dùng chân nén chặt, rồi lại tiếp tục rải một lớp rơm và nước, lại nén cho chặt. Sau đó phủ bao nilon lên trên sao cho thật kín, không để không khí, nước mưa ở ngoài lọt vào và khí amoniac ở trong bay ra.

+ Nếu ủ trong túi thì trên sân gạch, hay trên 1 tấm nilon rộng chừng 2-3m2, trải từng lớp rơm dày khoảng 20cm. Sau đó tưới nước đã hòa tan urê và vôi cho thấm ướt đều tất cả các lớp rơm, không dội quá nhiều làm thừc nước urê chảy đi gây lãng phí. Tiếp theo cho lớp khác vào và lại tưới đều, lần lượt như vậy cho tới khi ẩm hết lượng rơm cần xử lý. Các lớp

 

 

dưới nên tưới ít hơn lớp trên vì phần nước dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới. sau khi rơm được tưới đều thì cho chúng vào bao tải dứa, nén thật chặt rồi buộc lại. Đặt các bao này nơi sạch sẽ, tránh nắng, mưa, ẩm ướt.

- Cho ăn: Sau khi ủ 2 tuần (mùa hè) hoặc 3 tuần (mùa đông) bắt đều có thể lấy rơm ra cho ăn. Lấy vừa đủ lượng rơm cần thiết cho từng bữa. lấy xong đậy kín hố ủ hoặc buộc kín bao nilon lại. Rơm ủ có chất lượng tốt sẽ có màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm.

3.8.   Ủ chua cây ngô

  • Nguyên liệu:

+ Đối với cây ngô còn non có hàm lượng vật chất khô còn thấp thì cần phơi tái khoảng hai ngày trước khi ủ để tăng hàm lượng VCK lên trên 25%

+ Đối với cây ngô già sau thu bắp thì không cần phơi mà ủ ngay vào chính ngày thu hoạch bắp. Cần bổ sung thêm rỉ mật hoặc cám (để tăng bột đường). Thường dùng 10kg rỉ mật cho một hố ủ 1,5 khối. Hoặc dùng 50 kg bột ngô, sắn; 5 kg muối cho một hố ủ 1,5 khối.

  • Hố ủ: Được xây dựng bằng gạch và xi măng. Mỗi hố có thể có kích thước 1m x 1m x 1,5m = 1,5 khối.
  • Cách ủ: Thái thân cây và lá ngô dài 6- Loại bỏ những lá khô ở gốc cây (nếu có). Chất nguyên liệu vào hố ủ theo lớp dày 15-20cm và nén chặt. Đối với cây ngô già thì hòa rỉ mật đường với 50% nước và tưới đều. Chú ý không ủ vào lúc trời mưa.

Cho ăn: Sau khi ủ 3 tuần có thể lấy thức ăn ra cho ăn. Lấy vừa đủ lượng cần thiết cho tưng bữa. Lấy xong đậy kín hố ủ để tránh không khí và nước mưa ngấm vào.

3.9.   Ủ chua ngọn lá mía

Ngọn lá mía là phần trên của cây mía được chặt bỏ lại sau khi thu hoạch cây mía. Đây là một nguồn phụ phẩm có khối lượng rất lớn của ngành mía đường. Về nguyên tắc gia súc nhai lại hoàn toàn có thể sử dụng nguồn phụ phầm này làm thức ăn. Đặc biệt vụ thu hoạch mía (tháng 11đến tháng 3) trùng với vụ thiếu cỏ xanh nên ngọn lá mía có thể dùng làm nguồn thức ăn thô xanh quan trọng cho trâu bò. Tuy nhiên, do việc thu hoạch mía mang tính ồ ạt theo từng đợt nên cần được ủ chua để sử dụng được rải vụ.

Khi thu hoạch mía làm đường, phần ngọn lá còn xanh chiếm từ 10-12% tổng sinh khối cây mía. Mặc dù hàm lượng xơ cao (40-43%) nhưng lá mía lại chứa một lượng đáng kể dẫn xuất không đạm thích hợp cho quá trình lên men và có thể dùng để ủ chua. Ngọn lá mía khi thu hoạch cây hãy còn xanh được thái nhỏ từ 2-3 cm (phần cứng hư búp ngọn cần đập dập trước khi thái nhỏ). Cứ 100kg ngọn lá mía cần bổ sung thêm 1,5 kg rỉ mật, 3 kg bột sắn và 0,5 kg muối ăn.

Phương pháp chuẩn bị hố ủ, cách ủ tương tự như ủ cây ngô sau khi thu bắp xanh. Hàng ngày trâu, bò cày kéo nên cho ăn 10-12kg và ăn thêm cỏ xanh, rơm. Trâu, bò không phải làm việc trong mùa đông cho ăn 5-7kg cùng với rơm lúa và chăn thả.

3.10.   Ủ chua cây lạc

Cây lạc khi thu hoạch củ vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt chúng có hàm lượng protein thô khá cao (15-16%, cao hơn gần 2 lần lượng protein thô trong hạt ngô). Có thể biến cây lạc theo phương pháp ủ chua, dự trữ được hàng năm làm thức ăn cho trâu bò.

Thân cây lạc sau khi thu hoạch củ được cắt bỏ phần gốc già (bỏ đi khoãng 10-15cm). Băm xong để hong trong bóng râm tránh bị ủng vàng, rồi tiến hành ủ ngay trong 1-2 ngày. Khi ủ thân cây lạc cần bổ sung bột sắn, hay cám gạo hoặc ngô và muốn ăn theo tỉ lệ sau: cứ

 

 

100kg thân lá lạc cần bổ sung 6-7kg bột sắn (hay cám hoặc ngô) và 0,5kg muối ăn. Thân cây lạc không được rửa ướt, nếu có dính đất hoặc sỏi đá thì cần rủ khô loại bỏ đất đá.

  • Hố ủ xây bằng gạch rất tốt, song giá thành khá cao, loại hình này có thể áp dụng cho các hộ nông dân có điều kiện kinh tế. Do vậy, hố ủ đào đắp bằng đất nửa nổi nửa chìm là loại hố ủ có thể áp dụng rộng rãi trong các hộ nông dân. Tạo hố ủ kiểu này nên lưu ý đến các vật lệu dùng làm điệm lót (tốt nhất lên dùng nylon, vải mưa cũ, bao đựng phân đạm, lá chuối...) nếu không dễ bị nước ngấm vào gây thối, mốc. Hố ủ nên làm ở nơi khô ráo sạch sẽ, không có nước thấm vào. Kinh nghiệm ở nhiều nơi là làm hố tròn có đường kính 1m, đào sâu 1m và đắp cao thêm 0, Hố ủ này có dung tích khoảng 1,1m3 và ủ được khoãng 440- 489 kg thân lá lạc.
  • Cách ủ: Lót kỹ đáy và thành hố ủ bằng 1-2 lớp lá chuối tơi hoặc tấm áo mưa hỏng, bao tải dứa hoặc tấm nylon để đất cát không lẫn vào thức ăn ủ. Hỗn hợp các nguyên liệu theo tỉ lệ, trộn đều ở ngoài thành hố ủ rồi bốc vào hố ủ theo từng lớp (mỗi lớp có độ dày 15- 20cm), dùng chân nén nguyên liệu cho chặt. Cũng có thể cân lá lạc rồi trải vào hố ủ thành từng lớp có độ dày cũng từ 15-20cm rồi rắc đều cám và muối theo tỉ lệ nêu trên sau đó cũng nén lá lạc thật chặt. Cứ ủ lần lượt như vậy cho đến khi hết thân lá lạc hay đầy hố. Sau khi nén hết thân lá lạc, dùng nylon, vải mưa cũ, bao tải dứa, lá chuối... phủ kín lên rồi dùng xẻn lấp đất lên (lớp đất dày cần thiết là 30-40 cm). Đầm nén chặt lớp đất và tạo thành hình mui rùa. Sau khi ủ xong 3-4 ngày để cho đống ủ ngót xuống đần nén lớp đã phủ và cho thêm một chút đất lên mặt và nén chặt lại. Dùng tranh, lá mía, lá cọ hoặc rơm, rạ phủ lên đóng ủ một lớp dày để tránh nước mưa thấm xuống.
  • Cho ăn: Sau khi ủ 50-60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn. Nếu chưa cần dùng đến có thể ủ lâu hơn (thậm chí hằng năm vẫn dùng tốt). Chú ý không nấu chín thức ăn ủ vì sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng. Thân lá lạc ủ chua tốt có màu vàng nhạt mềm, hơi đàn hồi, mùi như mùi dưa muối. Nếu thân lá lạc có màu đen thẩm, ủng nát, mùi khó ngưởi là có chất lượng kém, bị hư hỏng, không nên cho ăn.
  • Lượng cho ăn:

+ Trâu bò cày kéo: 10-15kg/ngày và ăn thêm cỏ xanh, rơm.

+ Trâu bò trong muà đông: 5-6kg/ngày, ăn thêm rơm và chăn thả.

Khi lấy thân lá lạc ra cho gia súc ăn nên lấy gọn gàng, theo trình tự, tránh lãng phí, nên lật lớp đất lên trên vừa đủ rộng, không được cùng một lúc bóc hết toàn bộ lớp đất phủ phía trên hố ủ. Hằng ngày lấy thức ăn ủ cho gia súc ăn, sau đó cần phải dùng vải mưa hoặc bao tải che kín và tiếp tục không cho nước mưa thấm vào thức ăn ủ chua.

3.11.   Ủ chua ngọn lá sắn

Ngọn lá sắn thu về cần phải đập dập phần thân cây (phần ngọn) và băm nhỏ 3-4cm. Cứ 100kg ngọn sắn cần bổ sung: 5-6kg bột sắn hay cám gạo hoặc bột ngô và 0,5kg muối ăn.

Phương pháp sử dụng hố ủ, cách ủ và cách sử dụng tương tự như đối với cây lạc ủ chua.

3.12.   Ủ chua phụ phẩm dứa

Phụ phẩm dứa bao gồm chồi ngọn của quả dứa, vỏ cứng ngoài, những vụn nát trong quá trình chế biến dứa, bã dứa ép và toàn bộ lá của cây dứa phá đi trồng mới. Có thể áp dụng một trong các công thức ủ sau:

+ 75% chồi ngọn dứa + 25% vỏ và bã dứa + 0,5% muối ăn.

+ 100% chồi ngọn, thân và lá dứa + 0,5% muối ăn.

+100% vỏ và bả dứa ép + 0,5% muối ăn.

 

 

+ 50% chồi ngọn và phụ phẩm khác + 50% cây ngô + 0,5% muối ăn.

  • Hố ủ được xây nổi trên mặt đất, trên có mái Kích thước hố ủ tuỳ theo quy mô từng đàn gia súc. Hộ gia đình có thể tận dụng bể chứa nước hoặc ô chuồng lợn làm hố ủ. Ngoài ra có thể dùng túi nylon để ủ, có thể tận dụng các vỏ bao phân đạm làm túi ủ, bên ngoài túi nylon là bao vải sợi chắc.
  • Cách ủ trong hố: Cắt nguyên liệu với độ dài từ 3 đến 5cm, rải thành từng lớp dày 20cm, sau khi rải xong một lớp lại rắc muối ăn một lần. sau khi rải được vài lớp phải dùng đầm nén chặt để không khí không còn trong hố ủ, phủ nylon lên mặt hố ủ, trên cùng đổ một lớp đất dày từ 30 đến
  • Cách ủ trong túi nylon: Nguyên liệu được cắt với độ dài nhỏ hơn cách ủ trên, khoản từ 2 dến 3cm, rải thành từng lớp dày 15cm, sau khi rải xong một lớp lại rắc muối ăn một lần. Sau vài lớp lại nén chặt. Khi túi đầy dùng dây buộc chặt miệng túi, rồi buộc chặt miệng bao tải. Các túi được xếp dựng đứng rồi chôn xuống dưới đất hoặc xếp chồng lên nhau ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào bao đã ủ.
  • Cho ăn: Sau khi ủ 3 tuần có thể lấy dùng làm thức ăn cho trâu bò cùng với các loại thức ăn khác. Có thể dùng phụ phẩm dứa ủ chua để thay thế từ 40 đến 60% lượng thức ăn thô xanh (ví dụ như cỏ voi) trong khẩu phần của gia súc. Cho ăn đến đâu lấy đến đó và sau khi lấy thức ăn phải phủ kín lại cẩn thận để tránh làm hỏng lượng thức ăn còn lại.

3.13.   Sản xuất cỏ khô

Cỏ khô là hình thức dự trữ thức ăn thô xanh rẻ tiền, dễ làm và dễ phổ biến trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta. Đặc biệt làm nguồn thức ăn dự trữ trong vụ đông xuân ở miền Bắc hay mùa khô ở miền Nam. Các loại cỏ tạp trong tự nhiên, cỏ trồng thân bò như cỏ Pangola, cỏ Ghi nê đều có thể phơi khô làm cỏ khô.

Thời gian cắt cỏ phơi khô tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch, là lúc cỏ mới ra hoa, có sản lượng và thành phần dinh dưỡng cao. Tránh phơi quá nắng, cỏ sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin.

3.14.   Phối hợp thức ăn tinh

Một số công thức phối hợp thức ăn tinh cho bò thịt (cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp):

Công thức 1

 

Công thức 2

 

Nguyên liệu

Số lượng

Nguyên liệu

Số lượng

- Cám gạo:

35 kg

- Cám gạo (hoặc tấm, bột ngô):

10-30 kg

- Bột sắn củ:

10 kg

- Bột sắn củ:

0-40 kg

- Bột ngô:

30 kg

- Khô dầu các loại:

10-20 kg

- Khô dầu các loại:

10 kg

- Bột thân, lá, vỏ lạc:

0-10 kg

- Bột cá (hàm lượng muối ăn

<15%):

 

10 kg

 

- Rỉ mật:

 

0-5 kg

- Bột sò hay bột xương:

4 kg

- Bột xương:

2- 3 kg

- Premix khoáng và vitamin:

0,5 kg

- U rê:

0-1 kg

- U rê:

0,5 kg

- Muối ăn:

0,5-1 kg

Trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, cần cho ăn thức ăn tinh trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt trong giai đoạn vỗ béo bò. Trên thị trường có nhiều loại thức ăn tinh hỗn

 

 

hợp do nhiều hãng sản xuất. Nhìn chung các loại thức ăn này có chất lượng tốt nhưng đắt, nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Mặt khác, các nông hộ lại không tận dụng được một cách hiệu quả các loại phụ phẩm như cám gạo, tấm, bột ngô, bột đậu tương ... sẵn có trong mỗi gia đình.

Để phối chế thức ăn tinh hỗn hợp cũng có thể sử dụng một loại thức ăn đậm đặc sản xuất công nghiệp, sau đó cho thêm một số thành phần, bảo đảm tạo ra một loại hỗn hợp vừa rẻ và chất lượng tốt, lại vừa sử dụng được các thức ăn sẵn có.

3.15.   Kỹ thuật làm bánh dinh dưỡng

Bánh dinh dưỡng là một dạng thức ăn hỗn hợp nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cho bò. Thành phần chủ yếu gồm: rỉ mật, urê và các chất khoáng. Ngoài ra, để làm bánh dinh dưỡng cần sử dụng thêm các chất độn, các chất kết dính tạo thuận lợi cho việc ép thành bánh và làm cho bánh xốp, đó là đá vôi, ximăng, vỏ lạc xay nhỏ, bột bã mía, rơm nghiền ...

Có nhiều công thức làm bánh dinh dưỡng. Sau đây là hai công thức được nhiều người áp dụng

+ Công thức 1: (tính cho 100 kg): Rỉ mật: 52kg, Urê: 3kg, Hỗn hợp khoáng: 1kg, Muối ăn: 2kg, Vôi bột: 2 kg, Bột bã mía: 20kg, Bột dây lạc: 20kg

+ Công thức 2: (tính cho 100 kg): Rỉ mật: 40kg, Urê: 4kg, Cám gạo: 10kg, Bột sắn: 10kg, Hỗn hợp khoáng: 1 kg, Muối ăn: 5kg, Bột dây, vỏ lạc: 30kg.

Trong trường hợp không có bột dây lạc, vỏ lạc, bột bã mía khô có thể thay thế bằng bã sắn khô hoặc dây khoai lang băm nhỏ và phơi khô.

 

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: