MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN THƯỜNG GẶP Ở TRÂU BÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ

18/03/2024

MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN THƯỜNG GẶP Ở TRÂU BÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ

MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN THƯỜNG GẶP Ở TRÂU BÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ

1.   BỆNH TRONG THỜI GIAN MANG THAI

  • Chết phôi

1.1.1.   Triệu chứng:

Quá trình phát triển phôi thai ở bò được chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn phôi (kéo dài khoảng 45 ngày) với việc hình thành các cơ quan và sau đó là giai đoạn thai (từ khi kết thúc hình thành các cơ quan cho tới khi đẻ). Các nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian 28 ngày đầu sau khi thụ thai có tới 15 đến 25% số phôi bị chết. Sau thời gian này có thêm khoảng 5% số phôi hay số thai bị chết nữa. Nếu phôi bị chết trước ngày thứ 16 sau khi thụ tinh thì không thấy có triệu chứng gì và động dục trở lại bình thường. Trong trường hợp phôi bị chết sau ngày thứ 16, bò cái động dục trở lại chậm hơn bình thường.

1.1.2.   Nguyên nhân:

Có nhiều tác nhân gây ra hiện tượng chết phôi, nhưng quan trọng nhất là:

+ Khả năng thụ tinh của bò đực và bò cái kém.

+ Những kỳ hình nhiễm sắc thể của phôi.

+ Tuổi của bò cái: bắt đầu từ 8 năm tuổi, tỷ lệ chết phôi tăng lên. Điều đó có thể do giảm các hoạt động nội tiết và trao đổi chất, làm cho các chất dinh dưỡng cần thiết cho phôi không được sản sinh ra hoặc sản sinh ra với lượng không đầy đủ.

+ Viêm nội mạc tử cung do vi khuẩn, siêu vi trùng, nấm, động vật đơn bào. Những vi sinh vật này tấn công trực tiếp phôi hoặc phôi bị chết do tử cung bị nhiễm trùng. Trong số các vi sinh vật, Campylobacter fetus là một tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất.

+ Sờ nắn qua trực tràng không cẩn thận, gây tổn thương.

+ Hiện tượng đồng huyết.

+ Các bệnh đường sinh dục đi kèm với sốt cao.

1.1.3.   Chẩn đoán:

Về mặt lâm sàng không thể chẩn đoán được bệnh chết phôi trước ngày thứ 40. Cho nên chỉ có thể chẩn đoán chết thai bằng sờ nắn qua trực tràng 40 ngày sau khi phối tinh. Trong trường hợp thai bị chết, sờ nắn qua trực tràng, nhận thấy rung động của dịch trong tử cung kém hơn bình thường do nước đã bị hấp thu lại; các màng nhau trượt không rõ ràng; túi dương không căng và thành tử cung dầy lên. Sau khi thai bị chết, các màng nhau còn tồn tại trong tử cung một thời gian. Sự hiện diện của các màng này ngăn cản tử cung tổng hợp prostaglandin và thể vàng của giai đoạn có chửa vẫn giữ nguyên mà không bị tiêu biến. Chỉ khi các màng nhau được hấp thu hoàn toàn thì chu kỳ động dục mới xuất hiện trở lại. Do vậy, khi sờ nắn qua trực tràng lặp lại nhiều lần mà vẫn thấy sự hiện diện của thể vàng tồn lưu thì có thể nghi là hiện tượng chết thai.

1.1.4.   Điều trị:

Không có biện pháp điều trị nào cả. Điều quan trọng là phải thực hiện tốt công tác phòng bệnh. Cần chú ý đặc biệt đến việc chẩn đoán sớm để phát hiện và điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung mãn tính.

 

 

1.2.   Bại liệt trước khi đẻ

1.2.1.   Triệu chứng:

Bệnh phát triển một cách từ từ hoặc xảy ra một cách đột ngột. Trường hợp bệnh xảy ra từ từ thì lúc đầu con vật đi lại khó khăn, đi tập tễnh, đứng không vững trong một vài ngày sau đó vật nằm bẹp một chỗ không đứng dậy được. Trường hợp bệnh xảy ra đột ngột thì bò đột nhiên nằm xuống và không đứng dậy được. Con vật thích ăn những thức ăn mà ngày bình thường không ăn như đất, gặm nền chuồng, máng ăn... Về sau nếu trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện một số tình trạng bệnh lý khác như: sa âm đạo, viêm phổi, viêm dạ dày và ruột, chướng bụng đầy hơi, đẻ khó. Nếu bệnh xảy ra trước khi đẻ một vài tuần và sức lực của con mẹ bình thường thì điều trị có kết quả tốt. Ngược lại, nếu bệnh xảy ra trước khi đẻ một vài tháng thì tiên lượng xấu, bò mẹ có thể bị chết do bại huyết và thối loét.

1.2.2.   Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng không đúng kỹ thuật, đặc biệt là khẩu phần thức ăn không đầy đủ, không cân đối, không phù hợp với sự phát triển của thai theo từng giai đoạn. Khi gia súc mẹ có thai ở thời kỳ cuối, để đảm bảo cho sự phát triển của bào thai cơ thể mẹ cần nhiều đạm, vitamin và khoáng, đặc biệt là nhu cầu về Ca và P để hình thành và phát triển bộ xương của bào thai.

1.2.3.   Điều trị:

Kịp thời bổ sung khoáng và những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ, đồng thời đề phòng những tình trạng kế phát.

* Hộ lý

+ Cho vật nằm trên nền chuồng độn nhiều rơm rạ hay cỏ khô, luôn trở mình cho con vật để tránh hiện tượng bầm huyết và tụ huyết. Tốt nhất là dùng vòng buộc dây mềm bản to để cố định con vật đứng trong gióng.

+ Cho vật ăn thức ăn dễ tiêu, giàu đạm và vitamin, tăng cường bổ sung khoáng bằng cách cho ăn thêm bột xương, cua, ốc, cá...

+ Luôn theo dõi để kịp thời xử lý những hiện tượng kế phát nếu có.

* Dùng thuốc

+ Với gia súc quý cho uống dầu cá.

+ Tiêm tĩnh mạch canxi clorua hay gluconat canxi, có thể dùng ravitfor hay carbiron tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt. Có thể dùng đơn sau:

CaCl2 2,5g ; IK 2,5g ;    Sabycilatna 2,5g ; Cafein 1g; Glucoza 10% 100ml

Hoà tan, vô trùng tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra có thể kết hợp với xoa bóp bằng gừng giã nhỏ ngâm vào rượu, muối rang nóng với ngải cứu hoặc xoa bóp bằng các loại dầu nóng như cồn long não, cồn salicylat metyl, v.v...

1.3.   Âm đạo lộn bít tất

1.3.1.   Triệu chứng:

Bệnh có thể chia ra hai loại sau:

+ Thể không hoàn toàn. Khi mới xuất hiện, bộ phận âm đạo lộn ra ngoài có màu đỏ to bằng nắm tay hoặc lớn hơn một ít và chỉ nhìn thấy khi gia súc nằm, khi gia súc đứng dậy thì bộ phận đó lại tụt vào trong xoang chậu. Nếu bệnh tiếp tục phát triển thì bộ phận âm đạo lộn ra ngoài ngày càng to lên không thụt vào được khi con vật đứng dậy.

 

 

+ Thể hoàn toàn. Toàn bộ âm đạo bị lộn trái và bị đẩy ra khỏi mép âm, to bằng quả bóng. Con vật thích nằm hơn đứng, luôn ở tình trạng đau đớn, khó chịu, co bóp và rặn, đôi khi cong đuôi cong lưng mà rặn. Bộ phận âm đạo lộn ra ngoài thường dính các chất bẩn như đất, cát, rơm, rạ, nước giải, phân v.v... niêm mạc bị xây xát, bị rách, bị thủng, xuất huyết, âm đạo bị nhiễm khuẩn, bị viêm, thể tích âm đạo ngày càng to dần lên. Trường hợp bệnh xảy ra thời gian lâu, mức độ tổn thương nặng thì dễ gây ra hiện tượng huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ. Mặt khác, bệnh có thể gây ra hiện tượng sẩy thai hay đẻ non.

1.3.2.   Nguyên nhân:

+ Do tế bào tổ chức âm đạo bị thấm dịch và bị căng ra, sức đàn hồi của tổ chức âm đạo bị giảm sút, tổ chức dây chằng âm đạo bị căng quá mức.

+ Do niêm mạc âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương. Ngoài ra có thể do cơ thể mẹ thiếu vitamin nhóm B từ đó gây ra tình trạng các tế bào sinh dục chứa thừa lượng nước hoặc có thể kế phát từ bệnh viêm trực tràng, táo bón v.v...

+ Do thức ăn không đầy đủ. Khẩu phần ăn không thích hợp, con vật đã già yếu cũng như những yếu tố khác làm sức khoẻ nói chung của con mẹ bị giảm sút.

+ Gia súc mẹ bị nuôi nhốt lâu trong chuồng mà nền chuồng quá dốc về phía đuôi hoặc có thể do con vật luôn luôn phải leo dốc trong thời gian có thai nên tử cung và thai ép mạnh lên âm đạo.

+ Do bào thai quá to hoặc đa thai, áp lực xoang bụng và xoang chậu quá cao, nhất là khi con vật nằm trên nền chuồng quá dốc về phía đuôi.

+ Do bò đã đẻ nhiều lứa, các tổ chức dây chằng và cơ âm đạo bị nhão nên chức năng giữ âm đạo ở vị trí bình thường bị giảm sút.

+ Do kế phát từ một số bệnh nội khoa như: viêm dạ dày và ruột cấp tính, táo bón, ỉa chảy, chướng bụng đầy hơi, bội thực v.v... hoặc do trong quá trình điều trị bệnh dùng thuốc kích thích không đúng liều lượng làm cho con vật rặn mạnh, cơ quan sinh dục co bóp tạo điều kiện cho âm đạo dễ dàng lộn ra ngoài.

  • Điều trị: Nguyên lý điều trị bệnh âm đạo lộn ra ngoài là nhanh chóng đưa bộ phận âm đạo bị bộc lộ ra ngoài về vị trí cũ sau khi đã vô trùng, để phòng hiện tượng tái phát và nhiễm trùng cho tử cung và cơ thể nói

- Hộ lý:

Giữ cho vật trong tình trạng yên tĩnh tuyệt đối không vận động. Để con vật luôn ở trong giá cố định với tư thế đầu thấp, đuôi cao, buộc đuôi sang một bên để tránh hiện tượng làm sây sát và kích thích niêm mạc.

Vô trùng niêm mạc âm đạo và đưa âm đạo về vị trí cũ. Rửa âm đạo bằng các dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp: thuốc tím 0,1%, Rivanol 0,1%, axit boric 3%, phèn chua 2%, Furacilin 1/500, nước muối 5% hoặc các loại nước sắc của các lá chát như: búp sim, búp ổi, nước chè đặc v.v... Sau khi đã rửa sạch thấm khô thì dùng glyxerin iôt 2-3% hoặc các loại thuốc kháng sinh mỡ như Tetracyclin, mỡ Penicillin, mỡ Puvacilin... lên khắp niêm mạc bị sây sát. Sau đó tiến hành thủ thuật đưa âm đạo về vị trí cũ. Để tránh hiện tượng làm xây xát niêm mạc và gây nhiễm trùng âm đạo người tiến hành thủ thuật phải cắt ngắn móng tay và phải vô trùng tay cẩn thận. Khi đưa âm đạo về vị trí cũ cần phải tiến hành từ từ, dần dần và chỉ đưa vào khi gia súc ngừng rặn. Sau khi đưa âm đạo về vị trí cũ cần đề phòng hiện tượng tái phát bằng các biện pháp sau:

 

 

+ Hạn chế hiện tượng rặn bằng cách phong bế lõm khum đuôi bằng Novocain hoặc có thể cho uống rượu trắng 500ml. Dùng 100ml cồn 70oC tiêm từng mũi một xung quanh mép âm môn. Phương pháp cố định đề phòng hiện tượng tái phát tốt nhất là dùng chỉ mềm bản to khâu 2/3 phía trên mép âm môn.

+ Để tránh hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể dùng các loại kháng sinh tiêm vào bắp thịt. Ngoài ra chú ý trợ sức, trợ lực cho con vật.

1.4.      Sẩy thai

1.4.1.   Triệu chứng:

Quá trình gia súc có thai bị gián đoạn, bị ngắt quãng được gọi là hiện tượng sẩy thai.

Căn cứ vào thời gian xuất hiện mà người ta chia ra hai trường hợp là sẩy thai đẻ non.

+ Sẩy thai: Đây là hiện tượng xuất hiện vào thời gian có chửa kỳ I và II. Toàn bộ bào thai không được tiếp tục phát triển mà bị tiêu biến đi hay bị tống ra khỏi tử cung mẹ. Hiện tượng này dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau ở cơ quan sinh dục nói riêng và cơ thể nói chung. Một số trường hợp cụ thể có thể xảy ra như sau:

  • Tiêu thai hay còn gọi là sẩy thai ẩn tính, sẩy thai ngấm ngầm. Đây là quá trình bệnh lý nhẹ nhất trong các loại sẩy Hiện tượng này thường xảy ra trong thời kỳ đầu của quá trình có thai. Khi hợp tử chưa phát triển thành bào thai. Tất cả các tổ chức tế bào của thai được cơ thể mẹ hấp thụ hoàn toàn không để lại sự biến đổi nào hay vết tích gì trong tử cung. Biểu hiện triệu chứng điển hình của hiện tượng này là sau lần phối giống cuối cùng một vài chu kỳ, gia súc xuất hiện trạng thái động dục bình thường. Cơ quan sinh dục nói riêng và cơ thể nói chung không có triệu chứng điển hình.
  • Thai chết và trở thành một dị vật nằm lại trong tử cung cơ thể mẹ, từ đó dị vật luôn kích thích gây ra những phản ứng co bóp của tử cung làm cho bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian bị đẩy ra ngoài. Trường hợp bệnh xảy ra ở thời kỳ có thai kỳ II thì gia súc mẹ biểu hiện một số triệu chứng: Bầu vú hơi căng, sữa thay đổi về màu sắc, mùi vị. Gia súc biểu hiện rặn nhẹ, kiểm tra qua âm đạo thấy cổ tử cung hé mở, niêm dịch loãng lẫn dịch thai thải chảy ra ngoài. Với gia súc có thai trên dưới 1 tháng, triệu chứng của bệnh biểu hiện không rõ. ở thể bệnh này nếu xuất hiện vào thời gian có thai kỳ đầu và bào thai được đẩy ra ngoài sớm thì tiên lượng tốt. Sau một thời gian tuỳ thuộc vào loài gia súc khác nhau con mẹ có thể động dục trở lại và tiến hành quá trình thụ tinh bình thường. Ngược lại nếu bị lưu thai hay thai bị thối rữa thì dễ dàng dẫn tới viêm tử cung, huyết nhiễm trùng, bại huyết... ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sản sau này và dễ dàng dẫn đến hiện tượng vô
  • Sẩy thai do thói quen. Sau khi phối giống một thời gian nhất định nào đó của tất cả các lứa thai, bào thai bị chết, bị đẩy ra khỏi tử cung cơ thể mẹ hay biến thành các dạng đặc biệt khác như canxi hoá, thối rữa...
  • Thai khô. Sau khi thai bị chết, tất cả các dịch trong tế bào tổ chức của thai được cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Những phần khác trở nên nhỏ cứng và được lưu lại trong tử Khi bào thai đã chết nhưng thể vàng vẫn tồn tại và luôn tiết ra progesteron, vì vậy tử cung co bóp yếu, cổ tử cung đóng kín, vi khuẩn bên ngoài không xâm nhập vào được. Thời gian đầu của bệnh, dịch thai và tất cả các dịch trong tế bào tổ chức của thai được niêm mạc cơ thể mẹ hấp thu, các tổ chức khác của thai rắn lại, thể tích thai bị thu nhỏ. Đầu và chân thai chụm lại với nhau, nhau thai nhô, nhăn nheo và bám chặt lấy thai, nhau thai và bào thai biến thành một cục màu nâu, đen, cứng nên người ta gọi là thai khô, thai cứng hoặc thai canxi hoá. Cũng có trường hợp nhau thai bị phân huỷ nhưng không được hấp thụ hết tạo thành hỗn dịch quánh màu nâu đen nằm lại trong tử cung. Về lâm sàng thường xuất hiện một số triệu chứng sau: đã qua thời gian có thai trung bình mà gia súc mẹ không biểu hiện quá trình

 

 

sinh đẻ. Những biểu hiện của cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng của hiện tượng có thai dần dần giảm xuống hoặc mất hẳn nhưng gia súc vẫn không biểu hiện động dục trở lại. Kiểm tra qua trực tràng thấy cổ tử cung nhỏ hơn nhiều so với tử cung có thai bình thường cùng tháng. Khi xoa bóp tử cung có thể phát hiện được bọc thai khô ở trong tử cung, thành tử cung dày và cứng hơn bình thường. Có trường hợp thai khô nằm ở miệng ngoài cổ tử cung hoặc âm đạo.

  • Nhuyễn thai. Bào thai bị chết và các phần mềm của thai bị lên men và bị phân giải. Quá trình phân giải bắt đầu từ các màng thai, đến các phần mềm của thai tạo ra một hỗn dịch màu nâu hay đỏ nhạt và luôn được thải ra ngoài. Một số mảnh xương vụn hay xương nhỏ có thể lẫn với dịch thải Những xương to và lớp sụn được giữ lại trong tử cung. Hỗn dịch luôn được thải ra ngoài, lúc đầu nhiều màu đỏ nhạt sau biến thành màu nâu lẫn mủ cuối cùng chỉ hoàn toàn mủ chảy ra. Mỗi khi gia súc đi đại, tiểu tiện hay rặn thì hỗn dịch và mủ chảy ra nhiều hơn, dịch có mùi hôi thối. Dịch dính vào gốc đuôi, xung quanh âm hộ, một thời gian sau dịch khô lại bong vẩy màu đen. Khám qua trực tràng xoa bóp tử cung có thể phát hiện được tiếng lạo sạo của xương thai. Kích thước của tử cung phụ thuộc vào tuổi của thai lúc chết nhưng nói chung nhỏ hơn nhiều so với tử cung chứa thai phát triển bình thường cùng tuổi. Bệnh này nếu phát hiện muộn điều trị không kịp thời dễ dẫn đến tình trạng con vật bị bại huyết, huyết nhiễm trùng, con vật bị chết.

* Thai bị chướng to và thối rữa. Sau khi bào thai bị chết, các loại vi khuẩn xâm nhập, các tổ chức dưới da của thai bị phân huỷ. Các loại hơi được sản sinh ra như H2, N2, NH3, CO2, H2S... được tích tụ lại ở dưới da làm cho bào thai bị trương to lên, thành tử cung rãn căng ra, tử cung giảm hay mất hẳn đàn tính. Hỗn dịch màu nâu lẫn nhiều mảnh tổ chức hoại tử luôn được thải ra ngoài có mùi thối khó chịu. Con vật biểu hiện triệu chứng toàn thân: sốt cao, đau đớn, khó chịu, bỏ ăn, bụng chướng to ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hô hấp, tiêu hoá. Khám qua âm đạo thấy cổ tử cung mở rộng, thành tử cung căng và bao kín chặt lấy thai đã chướng to và thuỷ thũng dưới da. Những chất bị phân giải từ các tổ chức mềm dưới da thai thông qua hệ thống mạch quản vào hệ thống tuần hoàn làm cho gia súc mẹ bị bại huyết, huyết nhiễm trùng.

+ Đẻ non: Hiện tượng này xuất hiện vào thời gian có thai kỳ cuối. Về mặt lâm sàng con mẹ xuất hiện những triệu chứng gần như lúc sinh đẻ bình thường: bầu vú căng to, xung huyết, âm hộ có hiện tượng xung huyết, phù thũng. Sau khi đẻ non nếu không bị sát nhau hay

viêm nội mạc tử cung và được nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo, gia súc mẹ sẽ hồi phục sức khoẻ nhanh chóng. Con vật sơ sinh khi bị đẻ non yếu ớt, phản xạ bú chậm hay không có, thân nhiệt thấp và thường khó nuôi.

1.4.2.   Nguyên nhân

Có thể chia nguyên nhân gây sẩy thai thành các nhóm sau đây:

+ Sẩy thai có tính chất truyền nhiễm

Loại này chủ yếu do một số loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn hoặc độc tố của chúng gây ra, ngoài ra có thể do một số loại ký sinh trùng gây nên. Trong các bệnh truyền nhiễm gây sẩy thai thường gặp nhiều là Brucellosis, Vibriosis. Hiện tượng sẩy thai có thể kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm khác. Loại sẩy thai do ký sinh trùng thường là Tricomonas.

+ Sẩy thai không có tính chất truyền nhiễm

Đây là loại sẩy thai hay xảy ra trong thực tế và thường do những nguyên nhân sau:

*   Sẩy thai do nuôi dưỡng

Do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý khai thác và sử dụng không phù hợp với gia súc có thai như: thức ăn, nước uống không đầy đủ, chất lượng kém, bắt gia súc làm việc

 

 

quá sức ... ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, sức đề kháng của gia súc mẹ, làm rối loạn mối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con từ đó gây ra hiện tượng sẩy thai. Trong thực tế hiện sẩy thai hay gặp khi thiếu đạm, khoáng và đặc biệt là một số loại vitamin cần thiết. Khi thiếu vitamin A cơ năng giữa màng nhung của nhau thai và niêm mạc tử cung gia súc mẹ bị rối loạn và bào thai sẽ bị chết. Khi thiếu vitamin E ở giai đoạn có thai kỳ I thì bào thai dễ bị chết, bị tiêu thai hay thai bị canxi hoá, ở giai đoạn sau thì dễ gây ra hiện tượng đẻ non. Thiếu vitamin D sẽ trở ngại đến quá trình cân bằng và trao đổi, duy trì giữa Ca, P từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành bộ xương của bào thai. Ngoài ra nếu trong thành phần của thức ăn có nấm mốc, bị ôi thiu... có thể gây cho con mẹ ngộ độc dẫn đến tình trạng sẩy thai.

*   Sẩy thai do tổn thương

Con mẹ có thể bị đá, bị húc vào vào bụng, bị trượt ngã do nền chuồng quá trơn, bãi chăn quá dốc. Gia súc bị chẹt do cửa chuồng quá hẹp. Khi khám qua trực tràng không đúng kỹ thuật làm gia súc giãy dụa nhiều hoặc khi khám âm đạo để mỏ vịt quá lâu, do dùng thuốc làm âm đạo bị kích thích mạnh. Ngoài ra có thể do phối giống nhầm khi gia súc đã có thai trong trường hợp động dục giả. Những nguyên nhân gây chấn thương trên thường làm vỡ mạch máu ở thành tử cung, màng thai, có khi ở cả bào thai gây ra những phản xạ co bóp mạnh đột ngột ở tử cung làm cho bào thai bị chết và bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.

*   Sẩy thai do gia súc mẹ bị bệnh

Loại này thường do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Do gia súc bị bệnh ở cơ quan sinh dục. Viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung tích mủ, u tử cung, sẹo tử cung, tử cung dị dạng, u nang buồng trứng, rối loạn chức năng thể vàng, viêm cổ tử cung v...
  • Bệnh ở hệ nội tiết làm rối loạn sự cân bằng các hóc-môn trong máu.
  • Bệnh ở hệ hô hấp làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi oxy ở nhau thai làm bào thai bị thiếu
  • Bệnh ở hệ tim mạch làm rối loạn tuần hoàn giữa nhau thai và bào thai làm cho bào thai bị thiếu dinh dưỡng.
  • Bệnh ở gan, thận làm cho bào thai bị nhiễm độc.
  • Bệnh ở hệ tiêu hoá như: chướng bụng đầy hơi cấp, viêm dạ dày và ruột, táo bón, ỉa chảy... làm cho tử cung co bóp bào thai chết.
  • Bệnh ở hệ thần kinh như viêm màng não, viêm não tuỷ, v...
  • Do cơ thể mẹ bị ngộ độc thức ăn, nước uống.
  • Do khi sử dụng thuốc gây mê toàn thân, uống quá nhiều thuốc lợi tiểu, thuốc tẩy hoặc thuốc kích thích cơ trơn co bóp.

*   Sẩy thai do bệnh ở nhau thai và bào thai

Trong thực tế thường gặp các bệnh:

  • Bào thai phát triển không bình thường, thai dị hình.
  • Phù thũng màng thai hay viêm màng
  • Dây rốn dị dạng hay phát triển quá ngắn, quá dài.
  • Nhau thai dị dạng.
  • Dịch thai quá nhiều hoặc quá ít.

 

 

1.4.3.   Phòng bệnh và can thiệp

Khi phát hiện có hiện tượng sẩy thai trước hết phải điều trị kịp thời để giảm thiệt hại về kinh tế. Mặt khác phải điều tra thật tỉ mỉ, cẩn thận để nắm được tình hình bệnh sử của từng gia súc, xác định nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sẩy thai. Cần tìm ra quy luật sẩy thai của đàn gia súc, từ đó đề ra những biện pháp phòng chống có hiệu quả cao. Một số biện pháp chung như sau:

  • Chọn lựa những gia súc giống không mắc bệnh truyền nhiễm như Brucellosis, Vibriosis hoặc các bệnh ký sinh trùng đường sinh dục.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng gia súc có
  • Thi hành đầy đủ mọi quy định kỹ thuật khi khai thác tinh dịch, môi trường pha chế tinh dịch, khi phối giống.
  • Áp dụng những biện pháp kỹ thuật nhằm đề phòng hiện tượng bệnh lý ở cơ quan sinh dục khi có thai, khi sinh đẻ và sau khi đẻ
  • Với tất cả các dạng sẩy thai mà bào thai đã chết, cổ tử cung đã mở (tự nhiên hay can thiệp) thì phải nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp, thủ thuật đưa thai ra khỏi tử cung con mẹ, tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục, không để thai bị thối rữa trong tử cung làm ảnh hưởng lớn tới cơ quan sinh dục nói riêng và cơ thể nói chung cũng như quá trình sinh sản về sau của gia súc.

1.5.   Thai gỗ và cách can thiệp

1.5.1.   Triệu chứng

Bò cái bị thai xác khô hoá có những triệu chứng như : Không động đực, đến ngày đẻ dự kiến nhưng không đẻ, vì có thể vàng tồn lưu. Có trường hợp, thai xác khô dài ngày, thể vàng bị thoái hoá và buồng trứng hoạt động lại bình thường, bò động đực trở lại, cổ tử cung mở, thai xác khô bị co bóp và đẩy ra ngoài. Bò cái có thai xác khô hoá, thời gian đầu có thể bị gầy, lông sù, về sau béo khoẻ bình thường.

Sờ khám qua trực tràng thấy tử cung rắn, nổi lên cục rắn, sờ thấy có góc cạnh không chuyển động. Kiểm tra âm đạo bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung đóng như lúc chửa bình thường, do cổ tử cung đóng mà tạp trùng không xâm nhập được, thai không bị thối rữa. Sờ động mạch giữa tử cung qua trực tràng không thấy có nhịp đập đặc biệt.

Thai xác khô hoá thường có tuổi thai thấp (3-5 tháng) kết quả can thiệp cao, có tuổi thai 8 - 9 tháng và lâu ngày, can thiệp rất phức tạp và kết quả bị hạn chế vì vậy gia súc thường bị loại thải.

1.5.2.   Điều trị

+ Tiêm PGF2µ để phá thể vàng (Cloprostenol 2ml/lần) và kích thích co bóp tử cung và dãn nở cổ tử cung tự đầy thai ra ngoài, sau tiêm 3 ngày hoặhc cho tay qua âm đạo kéo thai.

+ Dùng dung dịch NaCl 9%o, 3-4 lít, 370C bơm thẳng vào tử cung kích thích co bóp đẩy thai ra ngoài.

+ Nếu không phá thể vàng (bằng tay hoặc PGF2µ) có thể tiêm estrogen, 40-80mg (hoặc estradiol), liều lượng phải căn cứ thăm dò độ mở tử cung mà tăng dần để có thể cho tay qua âm đạo kéo thai ra ngoài.

2.   ĐẺ KHÓ VÀ CÁCH CAN THIỆP

Trong các trường hợp gia súc rặn đẻ quá yếu, cơn co bóp của tử cung yếu, thai không

 

 

ra được có thể giúp đỡ cho thai sổ ra bằng cách xé rách màng ối, lộn ngược màng ối phủ lên hai mép của âm môn, dùng dây sản khoa quàng vào tay người đỡ đẻ đưa vào đường sinh dục để buộc vào hai chân của thai, cho người phụ việc kéo thai ra còn người đỡ đẻ cho tay vào đường sinh dục, dùng ngón tay móc vào miệng thai và nắm chặt lấy hàm dưới của thai để từ từ kéo thai ra. Trong khi kéo thai phải chú ý kéo thai hơi chếch về phía trên. Khi kéo thai cần cho tay vào nâng mép âm môn để đầu thai kéo ra dễ dàng, không làm rách mép âm môn. Cũng có trường hợp mép âm môn không sưng phù, thủy thũng, dây chằng dãn ít thì dùng phẫu thuật rạch mép âm môn rộng 2-3 cm để kéo thai ra. Sau khi kéo thai xong khâu mép âm môn đã bị rạch lại. Khi kéo đầu và chân thai đã ra ngoài, kéo nhẹ nhàng thai cùng với sức rặn của gia súc mẹ, khi thai đã kéo đến vùng mông, xương chậu cần chú ý thật nhẹ nhàng để thai qua âm hộ, tránh trường hợp thô bạo, kéo thai thật nhanh và mạnh sẽ làm cho tử cung và âm đạo lộn ra ngoài (lộn bít tất). Khi thai đã ra ngoài âm hộ nắm lấy gốc rốn và đỡ lấy bụng thai rồi lôi thai cùng với gốc rốn ra ngoài, nhằm tránh tình trạng mạch quản rốn bị đứt trong hố rốn.

 

Thai xuôi

 

Thai ngược cần can thiệp

  1. RỐI LOẠI SINH SẢN Ở BÒ CÁI
    • Bệnh thiểu năng buồng trứng và cách can thiệp

Ở bò cái, khi buồng trứng không có nang trứng phát triển, chín và rụng trứng đồng thời không có cơ chế điều tiết thần kinh - hocmon buồng trứng để tạo nên những biến đổi về tính dục (toàn thân và BMSD) trong một thời gian dài không có chu kỳ động đực xuất hiện

 

 

thì bò cái bị giảm năng lượng trứng. Giảm năng buồng trứng là nguyên nhân quan trọng của chậm sinh vô sinh và mức độ thay đổi tuy theo giống và đất nước khác nhau.

3.1.1.   Nguyên nhân - triệu chứng

  • Có thể do yếu tố di truyền, liên quan đến sự hoạt động của một gen ẩn và được gọi là giảm năng buồng trứng bẩm sinh, một nguyên nhân khác gây nân giảm năng buồng trứng tập nhiễm là các yếu tố môi trường ngoại cảnh như: thức ăn nuôi dưỡng, sự tiết sữa, các phương pháp chăm sóc, chế độ khai thác sử dụng. Người ta cho rằng khai thác sữa quá mức (mất cân bằng dinh dưỡng) nhất là ở bò sữa cao sản đã gây giảm năng buồng trứng. Nuôi bò theo phương thức nuôi nhốt không cho vận động, thiếu không khí ánh sáng, thức ăn, thiếu nguyên tố vi lượng nhất là P, Zn dẫn đến buồng trứng ngừng hoạt động mất tính dục và buồng trứng teo nhỏ.
  • Ở trường hợp giảm năng bẩm sinh cả hai buồng trứng bị teo nhỏ kích thước chỉ bằng hạt đậu và hầu như trên bề mặt buồng trứng không có nang trứng, đồng thời tử cung, âm hộ không phát triển và mất động đực hoàn toàn.
  • Có thể buồng trứng bị giảm năng cả hai bên, hay một bên; nếu một bên thường hay bị bên trái với kích thước rất nhỏ, nhẵn chắc và bên còn lại chịu đựng một quá trình tăng sinh bù. ở bò cái sinh sản bị bệnh này, kích thước buồng trứng không nhỏ nhưng bề mặt buồng trứng nhẵn nhụi hoặc ít sần sùi và thiếu đàn hồi (rắn chắc hoặc mềm nhão), tử cung nhỏ và mềm nhão. ở bò cái tơ khó phân biệt giữa buồng trứng không phát triển (mất động đực do nhi tính), với buồng trứng bình thường ở giai đoạn ức chế. Bầu vú kém phát triển, tuyến vú không nổi rõ, thiếu đàn hồi, các núm vú nhỏ và đặc cứng là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh. Về ngoại hình nói chung xương chậu kém phát triển hơn bò bình thường nên phần móng không nở nang, biểu hiện kiểu hình lưỡng tính.
  • Để chẩn đoán chính xác phải căn cứ những tài liệu lâm sàng, triệu chứng và những kết quả khám trực tràng lặp lại nhiều lần để xác định. Tuổi của gia súc, ngoại hình, thời điểm xuất hiện rối loạn, chế độ khai thác sử dụng và thể trạng gia súc để có thể phân biệt giảm năng buồng trứng do di truyền hay giảm năng tập nhiễm.

3.1.2.   Điều trị

Trong trường hợp teo buồng trứng bẩm sinh cả 2 bên phải chọn lọc đào thải, teo buồng trứng một bên và giảm năng buồng trứng tập nhiễm có thể xem xét các yếu tố nuôi dưỡng, khai thác và thời gian mắc bệnh dài hay ngắn để can thiệp, không có kết quả mới đào thải. Kiểm tra đực giống về tính di truyền là biện pháp rất quan trọng để phòng bệnh này cho đời sau và không bao giờ đưa một đực giống có tính di truyền bệnh này vào khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Cần chú ý các biện pháp môi sinh để phục hồi cơ năng và lặp lại sự hoạt động của hệ thống điều tiết sinh sản (vùng dưới đồi - Tuyến yên - Buồng trứng và tử cung). Trường hợp bò cái mới bị giảm năng, thể trạng bình thường có thể kích thích bằng cơ giới đối với buồng trứng và tử cung như xoa nhẹ trong hai ba phút, bơm và lưu dung dịch 1% lugol vào 2 sừng 50-60ml/sừng (chú ý bơm nhẹ). Trong liệu pháp hooc-mon nên nắm vững cơ chế hưng phấn - ức chế (feed - back) để trực tiếp hoặc gián tiếp lặp lại cân bằng động thái hocmon tính dục. Chẳng hạn: dùng Progesteron và HCG hoặc LH, đối với bò cái sinh sản tiêm Progesteron liều theo tỷ lệ 1 : 2 : 3 và ngày thứ 7 tiêm 3UI-5UI HCG/kg, theo dõi động dục và phối giống vào cuối ngày thứ 7 và thứ 8; đối với bò cái tơ tiêm Progesteron: 0,25mg-0,4mg/kg thể trọng vào ngày 1, 3 tăng dần theo tỷ lệ 1 : 2 và ngày thứ 5 tiêm HCG 2-4 UI/kg, theo giõi động đực và phối giống vào cuối ngày thứ 5 và thứ 6. Người ta có thể dùng Progesteron kết hợp với PMSG, Estrogen với Progesteron (PRID) .v.v, trong trường hợp bò bị bệnh kết hợp với các bệnh mãn tính khác, nhất thiết phải điều trị bệnh mãn tính trước.

3.2.   Thể vàng tồn lưu bệnh lý

 

 

  • Bò cái có hoạt động tính dục bình thường thể vàng được hình thành sau khi rụng trứng và tồn lưu (10-12 ngày) theo chu kỳ động đực hoặc nếu có chửa thể vàng tồn lưu cho đến khi đẻ và mất dần chức năng tiết progesteron để trở thành thể trắng. Sự phân giải thể vàng của chu kỳ động dục được thực hiện bởi Prostaglandin F2µđược tổng hợp và giải phóng từ nội mạc tử Do rối loạn cơ năng nội tiết này, thể vàng tồn lưu là chủ yếu và trực tiếp đưa đến hậu quả là kéo dài giai đoạn yên tĩnh (ức chế), nang trứng bị khống chế, không phát triển và chín đồng thời gây nên những biến đổi rối loạn toàn bộ cơ quan sinh dục và bò cái mất động dục.

3.2.1.   Nguyên nhân - triệu chứng

  • Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh mất tính dục do thể vàng tồn lưu là sự mất cân bằng hoạt động thần kinh – nội tiết sự sai lệch các giai đoạn hoạt động nội tiết của nội mạc tử cung - buồng trứng - Tuyến yên mà rối loạn giai đoạn nội tiết các nội mạc tử cung làm cản trở sự tổng hợp và giải phóng ra PGF2µđi vào tĩnh mạch tử cung đến thể vàng.
  • Ở bò sữa có sức tiết sữa cao có liên quan đến sự phân huỷ thể vàng cũng như các yếu tố nuôi dưỡng, rối loạn TĐC, nuôi chuồng kéo dài, thiếu vận động và mất vệ sinh gây nên viêm nhiễm.
  • Thể vàng tồn lưu gây nên mất hoạt động tính dục cái: từ động đực bình thường sau đó gia súc chậm hoặc mất động đực trở lại tuy không có chửa, không bị viêm tử cung tích mủ không bị thai chết khô (chửa giả).
  • Sờ khám qua trực tràng, thể vàng lưu thường nổi rõ trên bề mặt buồng trứng có bi tròn và lồi ra làm biến dạng buồng trứng, tử cung thường mềm xốp, thiếu cường cơ nên nhão.
  • Chẩn đoán phân biệt bệnh thể vàng tồn lưu với thể vàng chu kỳ, thể vàng chửa, thể vàng chửa giả cần chú ý như sau:
  • Phải khám thể vàng hai hoặc ba lần mỗi lần cách nhau 10-14 ngày nếu vị trí kích thước, hình dáng, trạng thái hầu như không thay đổi là bị bệnh này ngược lại là thể vàng chu kỳ.
  • Phải khám hai sừng tử cung để nhận biết sự khác biệt với có chửa hay chửa giả như có thai, có vật lạ, có dịch đặc hay không.

3.2.2.   Điều trị bệnh này bằng hai phương pháp như sau:

  • Tiêm Prostaglanden F2µ tổng hợp. Hiện nay PG F2µ tổng hợp được sản xuất ở nhiều nước với nhiều tên khác nhau và liều dùng khác nhau như Estrumate, Estrophan (Cloprostenol), Prosolvin (Luprostiol).v.v,vì vậy cần sử dụng theo đơn. Chẳng hạn, Estrumate tiêm cơ hoặc dưới da 2ml/liều và sau 48h - 96h sẽ có động đực cần theo giõi để phối giống, nếu không có phản ứng thì sau tiêm lần I: 11 ngày tiêm lại. Có thể bơm lưu lugol 1% vào mỗi sừng 50-60ml.
  • Phá thể vàng bằng tay là thủ thuật đòi hỏi có tay nghề cao, nếu không sẽ tổn thương buồng trứng.v.v, cho tay qua trực tràng, cố định buồng trứng qua hai ngón trỏ và ngón giữa rồi dùng đầu ngón cái xoa nhẹ vào chân thể vàng và bật nhẹ đẩy ra khỏi buồng trứng, lập tức bịt vết thương để chống chẩy máu trong 1-2 phút. Trường hợp thể vàng nằm sâu, dính chặt và khó phá, có thể tiêm 20-30 mg Estradiol trước khi phá 3-4 ngày; Nếu thao tác tốt 80% bò cái động đực trở lại sau khi phá 4 - 5 ngày.
  • Phá thể vàng có thể gây ra tử vong do xuất huyết nội tạng, vì vậy phải rất thận trọng trong thao tác và trước khi phá có thể tiêm adrenalin 1%o hay

3.3.   Động dục liên tục, u nang buồng trứng, nang trứng và cách can thiệp

3.3.1.   Nguyên nhân - triệu chứng

 

 

  • Động đực liên tục là triệu chứng về thần kinh - nội tiết; về mặt lâm sàng biểu hiện bằng sự kích thích hưng phấn tích dục gay gắt và sự tập hợp những biến đổi bộ máy sinh dục tương ứng với một trạng thái tăng Nói chung động dục liên tục cùng với buồng trứng u nang, nang trứng bị chai.
  • Bệnh động đực liên tục trước hết có ở bò cái đã trưởng thành (3-6 tuổi), có năng xuất sữa cao và ở thời kỳ tiết sữa mạnh, ít thấy ở bò cái giống thịt thay bò cái tơ ở thời kỳ đầu tiết sữa. Có thể nuôi dưỡng và môi trường là khởi đầu của các nguyên nhân như: rối loạn trao đổi photpho-canxi, quá dư thừa protein, mất cân bằng nguyên tố vi lượng - vitamin nhất là vitamin Có nguời cho rằng đây là bệnh di truyền liên quan đến gen lặn và được biểu hiện ra bên ngoài kết hợp với điều kiện nuôi dưỡng hoặc tăng sức sản xuất sữa. Động đực liên tục với sức sản xuất sữa có liên quan với nhau do mất cân bằng hệ thống nội tiết. Sự mất cân bằng động thái FSH/LH trong một thời gian dài là nguyên nhân của bệnh. Người ta thấy tỷ lệ FSH/LH ở bệnh này là 3 và ở bò cái bình thường là 1. U nang buồng trứng dẫn tới tăng kích thích tuyến thượng thận vì dư thừa không chỉ FSH mà cả ACTH.

Hậu quả này ảnh hưởng đến sự điều tiết nước và các ion, đặc biệt ion Na+ tăng trong dịch nang trứng làm tăng dịch kẽ và u nang có kích thước lớn.

  • Bò cái bị bệnh này thường có các triệu chứng: nhẩy lên bò cái khác và để cho bò cái khác nhẩy, rất hăng (cường tính dục) ở bất kỳ chỗ nào kêu rống, chĩa sừng xuống nền chuồng hung hăng có thể gây tai nạn. Bò cái béo khoẻ thời kỳ đầu nhưng do hưng phấn tích dục cao nên kém ăn nhiều ngày nên gầy yếu, giảm trọng lượng, giảm năng xuất sữa. Cần chú ý là động đực liên tục, thời gian kéo dài, không rõ chu kỳ và triệu chứng ngày càng thiếu hoặc ngày càng nhiều. Các dây chằng xoang chậu dãn, mông sụp, đuôi cong lên, cửa âm hộ có niêm dịch màu trắng, nhiều và loãng có khi có bọt, hai bên mông thường ướt át và bẩn. Cần phân biệt về triệu chứng nhẩy, ở bò bị bệnh này là chỉ nhẩy lên con khác nhưng không để con khác nhẩy. Khám qua trực tràng thấy cổ tử cung mở, sừng tử cung dãn lớn hơn bình thường nhưng mềm nhão – Khám buồng trứng có kích thước lớn khác thường bằng quả trứng gà hoặc trứng vịt có trường hợp bằng nắm tay trẻ con, trên bề mặt có thể có nang to đường kính 2-3 cm tuỳ theo lượng dịch và độ dầy của thành mà buồng trứng mềm hay rắn hơn, u nang nang trứng với thành mỏng thì dòn và dễ vỡ hơn. Khám âm đạo bằng mỏ vịt thấy niêm mạc nhợt nhạt bẩn ướt, cổ tử cung đọng dịch nhờn trắng.
  • Để điều trị bệnh này, không chỉ cần làm mất biểu hiện cường tính dục mà còn lập lại chu kỳ động đực bình thường, rụng trứng và có chửa. Kết quả điều trì còn phụ thuộc thời gian mắc bệnh, nếu quá dài không còn khả năng hồi phục và gia súc trở thành liệt dục-vô Về mặt phòng bệnh nhất thiết phải chọn lọc đào thải những cá thể có nguồn gốc mắc bệnh này.

3.3.2.   Điều trị

1/ Tiêm HCG 3000-5000 UI/lần 3-5 ngày/lần, sau mỗi lần tiêm trước khi tiêm lại cần khám buồng trứng và theo giõi biểu hiện tính dục để điều chỉnh liều lượng và liệu trình cho thích hợp và có hiệu quả cao.

2/ Phá u nang buồng trứng bằng tay qua trực tràng sau đó tiêm tĩnh mạch 1000-1500 UI HCG và tiếp tục theo giõi.

3.4.   Động dục nhưng không rụng trứng

  • Bò cái vẫn động dục bình thường nhưng nang trứng không vỡ để giải phóng tế bào trứng nên không thể có chửa. Đặc điểm chung nhất là: chu kỳ động dục lặp lại bình thường, triệu chứng động dục bình thường, nang trứng vẫn phát triển và chín thành nang trứng Graff, kỹ thuật phối giống không có gì sai sót ... nhưng phối giống 2-3 lần không có chửa.

 

 

  • Người ta nhận thấy những ca bệnh này thường xảy ra đối với bò béo, bò phải di chuyển từ những vùng môi trường này sang vùng môi trường kia làm ảnh hưởng gây rối loạn động thái hormone ở thời kỳ rụng trứng. Có những trường hợp trên bề mặt nang trứng chín lớp thượng bì dầy hơn, áp xuất bên trong nang trứng không đủ phá vỡ màng này, cá biệt có trường hợp dây chằng đè lên buồng trứng chỗ nang trứng chín cũng làm trứng không giải phóng ra được.
  • Động dục không rụng trứng thường được phát hiện sau vài lần phối giống mà không có chửa. Vì vậy sau khi kiểm tra nhận thấy không có nguyên nhân nào gây nên mất sinh sản thì phải sờ khám buồng trứng qua trực tràng vào lúc động dục, sau khi biết động dục 24-36h hoặc 36-48h nên vị trí kích thước trạng thái nang trứng không đổi và ở lần động dục tiếp theo nang trứng này đã bị thoái hoá thành một nốt sần.

Người ta có thể can thiệp động đục không rụng trứng bằng:

  • Tiêm LH hoặc HCG vào cuối thời kỳ động đực với liều lượng 1500-2000UI.
  • Dùng ngón tay cái xoa vào nang trứng mỗi ngày một lần 0,5-1,0 phút lần trong 3-5 ngày sau đó tiêm LG hoặc Chú ý nếu nang trứng không tự vỡ phải dùng sức ép của ngón cái.

3.5.   Động dục kéo dài, rụng trứng chậm

  • Ở bò cái, giai đoạn động đực thường kéo dài 18-36h và rụng trứng sau khi kết thúc động đực 10-14h ở cái sinh sản, 9-11h ở cái tơ. Bò cái có trạng thái bệnh này thường động đực kéo dài hơn 1-3 ngày hoặc hơn 10 ngày nhưng có rụng trứng và thể vàng được hình thành. Sự rối loạn này làm cho việc thực hiện quy trình về thời điểm dẫn tinh sáng - chiều sẽ không có kết quả và tốn kém.
  • Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này phần lớn là sự mất cân bằng động thái hormone ở tuyến yên và phần khác là các tuyến nội tiết đặc biệt là tuyến giáp trạng và buồng trứng. Mặt khác, sự rối loạn làm biến đổi cấu trúc buồng trứng, mùa vụ, phương thức nuôi dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng... Hậu quả cuối cùng là nang trứng và tế bào trứng sinh trưởng và thành thục chậm, trứng rụng muộn, triệu chứng động đực kéo dài.
  • Đặc điểm chung nhất của động đực kéo dài rụng trứng chậm là: biểu hiện triệu trứng bên ngoài rõ ràng nhưng kéo dài, thời gian động đực kéo dài nên chu kỳ động dục có thể đến 28-32 ngày, trứng vẫn rụng và thể vàng hình thành và hoạt động bình thường. Từ những đặc điểm này có thể chẩn đoán phân biệt với động đực không rụng trứng, động đực liên tục do u nang buồng trứng nang trứng. Để chẩn đoán chính xác bệnh này đòi hỏi kỹ thuật viên có tay nghề giỏi và nhiều kinh nghiệm, nhất là kiểm tra buồng trứng cùng với chẩn đoán phân biệt về bệnh sử và triệu chứng lâm sàng. Phương pháp điều trị tốt nhất là sử dụng hormone: tiêm LH 1000-15000 UI trước khi dẫn tinh 10-12h hoặc tiêm progesteron 5-10mg ở cái tơ, 20mg ở cái sinh sản vào cuối động đực có thể tăng nhanh thời điểm rụng trứng 5-10h

3.6.   Viêm tử cung

Bệnh viêm tử cung ở bò cái sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như làm mất sữa, chậm động dục trở lại, không thụ thai, giảm năng suất... Trường hợp nặng, làm giảm khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh vĩnh viễn. Sự thoái hoá, chết phôi, không thụ thai, tinh trùng bị chết, chậm động dục sau khi đẻ do 2 nguyên nhân sau:

  • Rối loạn chức năng nội tiết và sinh lý mô bào tử cung mà chủ yếu là niêm mạc tử
  • Sự xâm nhiễm của các loại vi khuẩn, vi rút.

 

 

Sự rối loạn nội tiết như tăng foliculin trong máu, tăng Progesteron, mất thăng bằng động thái Estrogen /Progesteron đều là những yếu tố gây viêm tử cung. Nói chung, trong thời kỳ động dục ở giai đoạn thể vàng thích hợp cho vi khuẩn xâm nhiễm. Rối loạn nội tiết và biến đổi bệnh lý mô bào tử cung làm cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để xâm nhập, tồn tại, phát triển và gây bệnh.

Đẻ khó, không chăm sóc tốt, thời kỳ hồi phục tử cung sau khi đẻ không giữ vệ sinh, sót nhau, sát nhau, dãn cổ tử cung, âm đạo tích chất dơ, tích nước tiểu, những thao tác đưa dụng cụ vào cổ tử cung không an toàn, không vệ sinh là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển ở tử cung gây viêm.

Viêm nội mạc tử cung độ 1 (viêm cata đơn)

Gia súc động dục bình thường, khi động dục tiết dịch, có thể có những gợn trắng ở niêm dịch, trạng thái niêm dịch khác thường không thống nhất. Cổ tử cung sưng, tụ huyết, khám trực tràng không thể phân biệt được tử cung bị bệnh hay động dục.

Viêm nội mạc tử cung độ 2 (viêm nội mạc niêm dịch có mủ)

Gia súc động dục không bình thường, niêm dịch có mủ, cổ tử cung mở rộng hay hé mở và sung huyết, sừng tử cung cong, cứng, dày. Buồng trứng bình thường và có thể vàng lưu bệnh lý.

Viêm tử cung độ 3 (viêm nội mạc có mủ)

Gia súc ngưng động dục, mủ chảy ra ngoài, nhiều nhất là lúc nằm. Cổ tử cung sưng, mở rộng hay hé mở, phủ màu trắng hay trắng vàng, niêm mạc âm đạo sung huyết. Khám trực tràng thấy sừng tử cung tăng kích thước, thành tử cung dày, tử cung kéo dài, nhất là trâu, bò cái già, buồng trứng có thể vàng lưu bệnh lý.

Viêm tử cung mức độ 3 thường viêm cổ tử cung, viêm âm đạo và không chỉ nội mạc tử cung bị rối loạn sinh lý và tổn thương mà cả lớp cơ trơn cũng bị viêm.

Viêm tử cung tích mủ

Khám âm đạo thấy âm đạo kéo dài về phía xoang bụng vì sức nặng của tử cung chứa mủ, cổ tử cung có thể đóng lại và bịt kín bằng dịch mủ như có chửa hoặc bị bao phủ chất nhầy, mủ. Cổ tử cung và âm đạo viêm, khám trực tràng thấy hai sừng tử cung tăng dung tích và kích thước. Tử cung sa xuống xoang bụng nhiều hay ít tuỳ thuộc lượng mủ tích lại nhiều hay ít (có trường hợp 20-25 lít mủ). Khi khám có thể nhầm với có chửa nhưng không thấy có thai, không có núm nhau, không cảm nhận có nhịp đập của động mạch giữa tử cung, ở buồng trứng có thể vàng tồn tại.

Điều trị

Để điều trị bệnh viêm tử cung phải tuỳ thuộc theo loại viêm và mức độ nặng nhẹ với phương pháp điều trị sớm, kịp thời, vừa tiêu diệt mầm bệnh, vừa bảo vệ và phục hồi chức năng tử cung. Nếu mầm bệnh đặc hiệu (lao, sảy thai truyền nhiễm..) phải đồng thời điều trị toàn thân với viêm tử cung.

Viêm nội mạc mức độ 1: Dùng dung dịch Lugol 1,5-2% thụt rửa tử cung và lập lại lần 2 sau 5 ngày, dung dịch phải được đưa vào từng sừng tử cung 50-60ml/sừng, cần thiết nên dùng Lugol rửa cổ tử cung và âm đạo (500-1000ml); viêm tử cung ở mức độ này chỉ cần bơm và giữ dung dịch Lugol 1,5-2% là có kết quả. Ngoài ra có thể thay dung dịch Lugol bằng Penicilline 1.000.000 UI và Streptomycine 1g hòa với 100ml nước cất, bơm vào hai sừng tử cung.

 

 

Viêm nội mạc niêm mạc mủ: Rửa dung dịch Lugol 2%: 100ml/2 sừng. âm đạo 500- 1000ml. Hoặc Penicilline 1.000.000UI và Streptonycine 1g hòa với 100ml nước cất, bơm vào tử cung. Hay 1g Tetracylline với 100ml nước cất.

Điều trị ở giai đoạn động dục sẽ cho kết quả tốt vì sức đề kháng của con vật cao.

Chích PGF2 để phá vỡ thể vàng.

Đối với viêm tử cung có mủ, điều trị như viêm tử cung dịch mủ nhưng phải thụt rửa tử cung bằng dung dịch Lugol 1% hoặc Rivanol 3% hoặc dùng nước muối 3-5% cho hết mủ rồi mới lưu Lugol hoặc kháng sinh. Số lần thụt rửa và lưu phụ thuộc vào hồi phục tử cung nhanh hay chậm. Tiêm PGF2 để phá vỡ thể vàng.

Đối với viêm tử cung tích mủ, nếu phát hiện sớm và điều trị thì chóng bình phục. Nếu để 2-3 tháng thì khả năng khỏi 50%. Tiêm PGF2± hoặc dùng tay phá thể vàng lưu, bơm 50-100ml dung dịch Lugol 2% vào tử cung và xoa nhẹ qua trực tràng 25-30 phút rồi rút hết dịch bẩn (có thể dùng nước muối để rửa âm đạo). Sau khi thụt rửa, bơm kháng sinh Penicilline 3.000.000UI + Streptomycine 2g pha với 50 ml nước cất với liệu trình 2-3 (ngày lần tiến hành 4 lần). Tất cả các trường hợp viêm tử cung tích mủ phải xét nghiệm để kiểm tra các mầm bệnh đặc hiệu. Nếu sau 5 liều trên không khỏi thì loại thải.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: