NÂNG CAO TỶ LỆ THỤ THAI TRONG THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BÒ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU GHI CHÉP

18/03/2024

NÂNG CAO TỶ LỆ THỤ THAI TRONG THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BÒ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU GHI CHÉP

NÂNG CAO TỶ LỆ THỤ THAI TRONG THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BÒ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU GHI CHÉP

1.   NÂNG CAO TỶ LỆ THỤ THAI TRONG THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BÒ

  • Những lỗi thường mắc phải trong thụ tinh nhân tạo và biện pháp khắc phục

Các lỗi nghiêm trọng trong kỹ thuật phối giống có thể xảy ra đối với dẫn tinh viên nhiều năm kinh nghiệm và dẫn tinh viên mới được huấn luyện. Phần này sẽ cho thấy các lỗi thông thường để các bạn lưu ý. Cho đến nay người ta nhận thấy rằng nguyên nhân lớn nhất gây ra các lỗi thường mắc phải là sự chủ quan, tự mãn.

1.1.1.   Để tinh quá lâu ở bên ngoài

  • Tinh đông lạnh có nhiệt độ tới hạn là âm 80o Khi nhiệt độ của tinh tăng hơn nhiệt độ này rồi sau đó đông lạnh lại thì tinh trùng sẽ bị chết.
  • Tinh cọng ra chỉ có một lần duy nhất lấy tinh ra khỏi bình nitơ là khi ta đem cọng tinh ra ngoài giải đông trong nước ấm để sử dụng. Không có bất kỳ khoảng thời gian an toàn nào cho tinh cọng rạ ra ở môi trường ngoài.

Cách khắc phục:

  • Tránh đừng để cho các cóng đựng tinh vượt quá miệng cổ bình nitơ khi gắp tinh (tham khảo thêm phần diễn biến nhiệt độ trong cổ bình có chứa ni tơ).
  • Luôn luôn dùng kẹp để gắp tinh cọng rạ và thao tác càng xa và sâu dưới cổ bình càng tốt.
  • Không nên để tinh cọng ra bên ngoài quá lâu để đọc tên và số hiệu đực giống, tốt nhất là có phiếu xác nhận các thông số trên kẹp ở bên ngoài từng cóng tinh để xác định được ngay cả khi tinh còn ở trong bình nitơ. Hoặc xem và ghi chép các thông số trên cọng rạ sau khi phối giống PGNT
  • Luôn luôn nhanh chóng đưa cóng chứa tinh vào vị trí cũ trong bình nitơ ngay sau khi gắp tinh Đậy nắp bình nitơ ngay sau đó.
  • Không được để mực nitơ trong bình thấp hơn miệng các cóng chứa Mức Nitơ lỏng luôn luôn phải cao hơn cóng chứa tinh là 2 cm.
  • Đừng bao giờ lấy tinh ra khỏi bình nitơ để giải đông khi bạn chưa kiểm tra chắc chắn gia súc động dục, ở thời điểm phối giống tốt nhất và chưa cố định bò (nếu cần phải cố định)
  • Không đựng qúa nhiều cọng rạ trong cùng một cóng chứa tinh

1.1.2.      Bơm tinh sai vị trí

  • Sự thụ tinh cao nhất có thể đạt được khi ta bơm tinh vào ngay phần tiếp giáp giữa cổ và thân tử cung, như vậy tinh trùng nhanh chóng có thể chuyển đến cả hai sừng và ống dẫn trứng.
  • Nếu ta bơm tinh tại ví trí quá sâu vào thân tử cung hoặc vào sừng tử cung có thể làm giảm tỷ lệ có chửa do tất cả tinh trùng chỉ di chuyển vào một sừng thay vì chúng phải nên có

 

 

mặt ở cả hai sừng tử cung. Thậm chí nếu thao tác thô bạo có thể đâm thủng sừng tử cung.

  • Xác định không đúng điểm bơm tinh và bơm ở cổ tử cung, hoặc vào hốc cụt.

1.1.3.   Làm rách nội mạc tử cung

 

 

 

Làm rách nội mạc tử cung

Bơm tinh vào một sừng

  • Dùng lực quá mạnh để đưa súng bắn tinh qua cổ tử cung có thể gây nên tổn thương. Nếu trường hợp này xảy ra có thể làm cho vùng tổn thương gây viêm kết dính hoặc tăng sinh làm biến dạng cổ tử cung, có thể dẫn đến vô
  • Trong trường hợp đưa súng quá sâu vào thân hoặc vào sừng tử cung có thể làm tổn thương nội mạc tử cung, gây chảy máu và nguy hiểm hơn nữa là có thể dẫn đến vô

1.1.4.   Kiểm tra đường sinh dục bò cái trước khi thực hiện phối giống nhân tạo

  • Gia súc bị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, nên có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với động dục. Trường hợp này cần kiểm tra lại con vật để xác định bệnh chính xác. Chỉ khi nào bệnh được điều trị khỏi, gia súc động dục lại mới cho phối giống
  • Do một số trường hợp đặc biệt, tuy gia súc đã có chửa nhưng vẫn xảy ra trường hợp động dục do một số nang trứng vẫn phát triển và hàm lượng estrogen trong máu Do vậy, cần kiểm tra kỹ trạng thái gia súc, đặc biệt là hai sừng tử cung, đồng thời kiểm tra lý lịch gia súc và hỏi đầy đủ thông tin của người chăn nuôi.

1.1.5.   Tiếp xúc lỏng lẻo giữa súng bắn tinh và vỏ ống gen

Nếu không có sự tiếp xúc tốt giữa súng và dẫn tinh quản thì có thể một số tinh dịch thoát ra ngoài và lọt vào lòng ống gen. Như vậy có thể làm giảm số lượng tinh trùng tối thiểu để giúp thụ thai.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại đầu của vỏ ống gen có bị nứt không, nếu nứt thì không dùng.
  • Kiểm tra lại xem đầu pít tông đã lọt vào trong cọng rạ, ăn khớp với đầu bông hay chưa.

Nếu không khi bơm pít tông có thể trượt ra ngoài và làm cho tinh dịch chảy vào lòng ống gen.

  • Gắn chặt cọng rạ vào nút tiếp nhận

1.1.6.   Đầu cắt của cọng rạ bị chéo

 

Cắt đầu cọng rạ không đúng

 

 

Nếu vết cắt không phẳng, tiếp xúc của cọng rạ với ống gen không kín làm cho tinh dịch chảy ngược lại nòng súng và ống gen.

1.1.7.   Quên không mở âm hộ trâu bò cái trước khi đưa súng bắn tinh

  • Mở âm hộ trước khi đưa súng bắn tinh vào là một cách giữ gìn vệ sinh tốt nhất cho các bộ phận sinh dục bên trong của con cái.
  • Nếu chúng ta coi thường khâu vệ sinh này thì có thể có rất nhiều nguy cơ đưa vi khuẩn và các chất bẩn khác từ bên ngoài vào âm đạo và tử

1.2.   Quy trình kĩ thuật bảo quản, cấp phát tinh đông lạnh

  • Bình bảo quản: là các bình chứa Nitơ lỏng có dung tích khác nhau có thể chứa từ 3-100 lít tùy điều kiện và mục đích sử dụng. Bình được cấu tạo bằng Inox hoặc thép không rỉ trên nguyên tắc là bình 2 lớp, giữa 2 lớp được rút không khí tạo thành môi trường chân không.
  • Phương thức bảo quản: tinh luôn luôn được ngập trong nitơ lỏng, đảm bảo nhiệt luôn ổn định ở âm 196oC

1.2.3.    Điều kiện nơi quản

  • Nền tường nhẵn, không thấm nước. Tốt nhất nên được sơn bằng sơn kháng khuẩn.
  • Không có cửa sổ, không bị gió lùa.
  • Cửa lớn luôn đóng kín.
  • Có đủ diện tích cho xe vào tiếp nitơ và
  • Có phòng riêng để kiểm tra chất lượng tinh và cấp phát.
  • Vệ sinh kho: hằng tuần rửa kho, lau bằng xà phòng xong lau khô. Hằng tháng vô trùng kho bằng cách xông dung dịch KMnO4 với
  • Bình bảo quản phải được kê trên giá (cách mặt đất ít nhất là 20cm).
  • Định kỳ kiểm tra nitơ lỏng (3 ngày 1 lần) đồng thời dựa vào điều kiện của bình, mức nitơ mà có kế hoạch tiếp nitơ hợp lý.
    • Kiểm tra nitơ lỏng: có nhiều cách:
  • Cân bình nitơ: cân bình không có nitơ, đổ đầy rồi cân lại. Sau đó dựa vào tỉ trọng của nitơ (d= 0,85) để tính thể tích nitơ (cách này tỏ ra cồng kềnh, ít áp dụng).

Đo mức nitơ: lấy chiều cao toàn bộ của bình trừ chiều cao cổ ta có chiều cao hữu dụng. Dùng thước cho vào bình nitơ theo phương thẳng đứng, để chừng 15-20 giây, sau đó lấy ra vẩy nhẹ và nhìn thấy đọng lại lớp tuyết nitơ trên mặt thước. Dựa theo thể tích bình tính qui ra 1cm chiều cao tương đương với mấy đơn vị thể tích.

  • Dùng dụng cụ chỉ thị màu chuyên dụng. Người ta chế tạo ra hai lọ thủy tinh như hai cái ampul trong đó chứa màu xanh hoặc đỏ và được làm đông lại. Người ta cho vào trong một cái cóng và treo vào trong bình Nitơ với vị trí xanh trên và đỏ dưới. Nếu màu xanh tan là báo hiệu mức nitơ thấp, khi màu đỏ tan thì tinh có vấn đề và kiểm tra chất lượng tinh lại trước khi có quyết định dùng hay bỏ.

1.2.5.    Tiếp nitơ lỏng cho trạm

Khi tiếp nitơ tốt nhất là có xe chuyên dụng có tẹc và van xả, nếu không thì dùng gáo múc. Hạn chế việc nghiêng bình này đổ sang bình khác có thể làm giảm tuổi thọ của bình hoặc hư bình.

 

 

  • Người đứng tiếp nitơ phải khô ráo, cần sử dụng đồ phòng hộ cho mắt, tay, chân.
  • Mở cửa phòng để hơi nitơ thoát ra ngoài.
  • Tiếp nitơ cho bình công tác (bình nhỏ): Dùng bơm như bơm dầu bằng tay hoặc dùng gáo múc để đổ vào bình công tác.

1.2.6.    Cấp phát tinh

  • Không cấp trong kho bảo quản, không cho người lạ vào
  • Cấp tinh cũ trước tinh mới sau, trước khi cấp nên kiểm tra lại chất lượng tinh (chủ yếu là kiểm tra hoạt lực, điều này có thể làm định kỳ).
  • Thao tác lấy tinh từ bình này sang bình kia phải nhanh gọn, cẩn thận.

1.2.7.    Đối với dẫn tinh viên

  • Dùng bình công tác có sức chứa từ 2-3 lít.
  • Nếu dùng nhiều loại tinh thì phải có ký hiệu từng loại tinh trên miệng bình.
  • Không mang tinh ra khỏi bình để đọc các ký hiệu trên cọng
  • Không nên nút quá chặt miệng bình trong khi vận chuyển.
  • Thường xuyên kiểm tra mức nitơ để kịp thời tiếp thêm.

1.2.8.    Diễn biến nhiệt độ trong bình có chứa nitơ

Đối với tinh cọng rạ có nhiệt độ tới hạn là âm 80oC, khi nhiệt độ của tinh tăng cao hơn nhiệt độ này nếu làm đông lạnh lại sẽ làm cho tinh trùng chết. Như vậy với tinh cọng rạ chỉ có một lần duy nhất lấy ra giải đông trong nước ấm. Không có bất kỳ thời gian an toàn nào cho tinh cọng rạ ở môi trường bên ngoài.

Qua số liệu từ bảng dưới đây chỉ cho thấy rằng tại sao người dẫn tinh viên cần phải thực hiện các thao tác với bình nitơ một cách nhanh chóng và chính xác.

 

 

Vị trí

Nhiệt độ (0C)

 

§Ønh

Đỉnh bình

- 2à12

Cách đỉnh 2,5 cm

- 15 à- 22

Cách đỉnh 5,0 cm

- 40à- 46

Cách đỉnh 7,5 cm

- 75à- 82

Cách đỉnh 10,0 cm

- 100à- 120

Cách đỉnh 12,5 cm

- 140à - 160

Cách đỉnh 15,0 cm

- 180à-192

Chênh lệch nhiệt độ trong bình chứa Nitơ

  • Phương pháp tiếp cận, tuyên truyền quảng bá lợi ích TTNT trâu bò

Ở nhiều địa phương, người dân không ý thức được lợi ích của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trâu bò, có tập quán chăn thả rông, không quan sát thời kỳ động dục, thường để gia súc phối tự do, do vậy hiệu quả kinh tế - kĩ thuật trong chăn nuôi không cao.

 

 

Để công tác TTNT trâu bò phát triển, đặc biệt ở những vùng, những khu vực chăn nuôi còn lạc hậu thì công tác tuyên truyền quảng bá lợi ích của kỹ thuật PGNT cho người chăn nuôi hiểu là rất quan trọng. Việc tuyên truyền có thể thực hiện thông qua:

  • Các buổi đào tạo, tập huấn
  • Qua các phương tiện thông tin đại chúng (loa, đài phát thanh, truyền hình ...)
  • Các tờ rơi, áp phích ...

Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương cần có chính sách tuyên truyền cho người dân hiểu, thấy được lợi ích thiết thực của công tác TTNT trâu bò. Đồng thời cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho dân vay vốn ưu đãi mua trâu bò giống và hỗ trợ kinh phí cho các dẫn tinh viên hoạt động ở các địa bàn miền núi đi lại khó khăn. Đặc biệt, bản thân các dẫn tinh viên phải thường xuyên trao đổi với người chăn nuôi về hiệu quả và lợi ích của việc TTNT.

1.4.   Xây dựng pháp triển vùng phối giống nhân tạo trâu bò

Xây dựng pháp triển vùng TTNT trâu bò cần tổ chức các trạm TTNT tại điạ phương.

1.4.1.    Mục đích

  • Bảo quản tinh và nitơ lỏng để cấp phát cho dẫn tinh viên trong khu vực đó. Giúp các dẫn tinh viên thuận tiên trong công việc, rút ngắn được khoảng cách đi lại, tránh rủi do trong vận chuyển, đảm bảo tốt chất lượng tinh bảo quản.
  • Quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ DTV tại đại phương.
  • Tham gia quảng bá, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học mới cho đội ngũ dẫn tinh viên trong vùng quản lý và cho các hộ nông dân chăn nuôi.
  • Tổ chức thu thập thông tin, ghi chép số liệu. Cung cấp thông tin, số liệu hàng tháng cho các đơn vị quản lý trạm, đồng thời giúp các nhà chức trách hoạch định chiến lược quản lý và cải tạo giống.

Một trạm TTNT có thể phục vụ cho phạm vị là một huyện hoặc một tỉnh.

1.4.2.    Những yêu cầu cần thiết để thành lập trạm TTNT

* Nhân sự:

Có thể từ 4 – 10 ngời tùy thuộc vào phạm vi hoạt động, cần có người trạm trưởng để điều hành công việc.

Bộ máy phải thật gọn gàng và hiệu quả. Lực lượng dẫn tinh viên địa phương phải được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm.

*Địa điểm:

Phải thuận tiện giao thông, liên lạc, đồng thời phải đặt ở nơi là trung tâm phát triển đàn trâu bò.

Có bảng hiệu, biển chỉ đường.

·       Cơ sở vật chất:

Phải có văn phòng làm việc và kho chứa vật tư, thiết bị. Kho phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Có đầy đủ dụng cụ, tư trang thiết bị làm việc.

Có thể cung cấp thỏa mãn nhu cầu tinh và vật tư TTNT cho toàn địa bàn quản lý.

 

 

2.      PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP, QUẢN LÝ THỤ TINH NHÂN TẠO VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU GHI CHÉP

  • Lợi ích của việc ghi chép
    • Cần cho xác định bố của bê nghé con, nhằm lập lý lịch chính xác từng
    • Tránh phối giống đồng huyết.
    • Cần để xác định phẩm giống và tỷ lệ máu trong con
    • Cần cho đánh giá giá trị giống của bò đực giống qua đời
    • Biết đuợc khả năng sinh sản của mỗi cá thể, từ đó xác định đúng con tốt nhất và con xấu nhất trong mỗi trại để chọn lọc và loại thải.
    • Để xác định sự sai khác di truyền giữa các nhóm giống (F1, F2, F3) ở mức độ quốc
    • Giúp cho việc nuôi dưỡng, quản lý của chủ trại đối với từng cá thể (thí dụ khám thai, nuôi dưỡng trước khi sanh, can thiệp kịp thời những gia súc vấn đề về sinh sản).
    • Xây dựng được kế hoạch trong việc phát triển chăn nuôi, nhằm nâng cao chất lượng con giống. Đảm bảo:
      • Lợi ích kinh tế cho nông dân và cho quốc
      • Lưu trữ dữ liệu là lưu trữ sự tin cậy.

Bất kì một chương trình TTNT nào mà không có hệ thồng ghi chép và lưu trữ số liệu thì vai trò của TTNT không được phát huy tác dụng.

  • Phiếu sinh sản trâu bò cái

Lập riêng cho mỗi gia súc một phiếu theo dõi. Phiếu ghi tất cả những thông tin liên quan đến sinh sản của gia súc cái từ lúc bắt đầu có hoạt động sinh sản đến khi kết thúc cuộc sống sinh sản. Phiếu này do chủ trại giữ 1 bản và dẫn tinh viên giữ một bản. Dẫn tinh viên nên đóng lại thành cuốn theo số thứ tự/ theo hộ gia đình/ giống bò/ khu vực. Mỗi lần phối giống chủ trại xuất trình phiếu theo dõi sinh sản cho dẫn tinh viên xem. Dẫn tinh viên đối chiếu với phiếu theo dõi sinh sản gốc mà mình đang giữ.

Phiếu theo dõi sinh sản sẽ cung cấp cho dẫn tinh viên các thông tin sau:

  • Tên và số hiêu gia súc cái
  • Phối giống lần đầu hay phối giống lặp lại?
  • Nếu là phối giống lặp lại thì khoảng cách từ lần phối giống trước đến lần phối giống này là bao nhiêu ngày? Chu kì động dục có bình thường không?
  • Gia súc giống gì, tỷ lệ máu lai là bao nhiêu?
  • Gia súc đã đẻ mấy lứa, ngày đẻ gần nhất, khoảng cách từ khi đẻ đến phối giống lần này là bao nhiêu ngày? Động dục mấy lần? Khi nào?
  • Và những thông tin khác.

Dẫn tinh viên căn cứ vào các thông tin này để quyết định những vấn đề kĩ thuật có liên quan cho phù hợp nhất.

 

 

2.3.   Giấy chứng nhận phối giống

Giấy được thiết kế để ghi chép cho một lần phối giống. Ngoài mục đích quản lý kỹ thuật, giấy chứng nhận phối giống còn có mục đích theo dõi việc cấp phát sử dụng tinh, thanh toán tài chính, lưu trữ và khai thác số liệu ở trạm TTNT hay trung tâm giống sau này.

Giấy chứng nhận thường gồm nhiều liên: Liên cho chủ trại giữ, liên cho dẫn tinh viên giữ, liên trả lại cho nơi cấp phát tinh và có thể 1 liên cho nơi quản lý và đánh giá giống.

Giấy chứng nhận được đánh mã số khác nhau cho từng dẫn tinh viên (A đến Z). Giấy chứng nhận phối giống được đóng thành xấp như cuốn sổ biên lai. Trong mỗi cuốn được đánh số thứ tự (1-9999). Mã số và số thứ tự của các dẫn tinh viên không trùng lặp nhau. Điều này giúp cho việc quản lý dẫn tinh viên và tài chính tốt hơn.

Giấy chứng nhận có nhiều kiểu mẫu khác nhau nhưng chung quy lại nó phải đảm bảo được các thông tin tối thiểu sau:

  • Mã số và số thứ tự (thí dụ A 1207)
  • Chủ trại: Họ tên, địa chỉ. Mã số của trại trong hệ thống quản lý chung (do trung tâm quản lý giống cho)
  • Bò cái được phối giống: cần ghi rõ số hiệu, tên, số hiệu quản lý giống (do trung tâm quản lý giống quy định), phẩm giống (tỷ lệ máu), tuổi (ngày, tháng và năm sinh), lứa đẻ. Phối lần thứ mấy của chu kì.
  • Bò đực hoặc tinh bò đực: cần ghi rõ tên và số hiệu, nguồn gốc, phấm giống, năng suất
  • Chữ ký xác nhận của dẫn tinh viên.

2.4.   Sổ theo dõi phối giống phối giống nhân tạo trâu bò

Mỗi dẫn tinh viên, hộ chăn nuôi cần lập một sổ để theo dõi công tác phối giống TTNT trâu bò, công tác thú y, diễn biến của đàn trâu bò. Sổ này ghi chép các nội dung và quá trình thực hiện TTNT, theo dõi đàn trâu bò, như ngày động dục, phối giống của từng con, ngày đẻ, địa chỉ người DTV, các chủ chăn nuôi gia súc, ngày, kết quả khám thai, đặc điểm của trâu bò, bê sinh ra,... nhằm thống kê lại các kết quả, nội dung đã thực hiện. Đối với người chăn nuôi, sổ này có thể ghi ghép với sổ theo dõi biến động đàn, sử dụng thức ăn....

2.5.   Hệ thống quản lý ghi chép

Ở những nước chăn nuôi bò sữa tiên tiến hệ thống ghi chép rất hoàn thiện nhờ sự trợ giúp của mạnh máy vi tính được thiết lập từ trung tâm quốc gia đến các trang trại.

2.5.1.   Lưu trữ và khai thác số liệu lưu trữ

Việc này nên thực hiện ở các trạm, trung tâm TTNT cấp vùng, huyện (quận), nơi cấp phát tinh và quản lý dẫn tinh viên trên địa bàn của mình. Những nơi cấp huyện chưa phát triển mạnh TTNT thì trạm TTNT cấp tỉnh (thành phố) thực hiện chức năng này.

Trạm, Trung tâm TTNT cấp vùng, huyện là nơi:

  • Cấp phát tinh, theo dõi việc cấp phát tinh cho từng dẫn tinh viên
  • Lưu trữ số liệu phối giống (theo dõi cho từng trại, từng hộ chăn nuôi)
  • Thống kê các số liệu lưu trữ về các chỉ tiêu: Tỷ lệ bò cái không động dục lại sau 1 chu kì tính cho từng đực giống và từng dẫn tinh viên. Hàng tháng chuyển kết quả lưu trữ và thống kê lên trạm cấp trên.
  • Đối chiếu lượng tinh phát ra và lượng tinh đã gieo, thực hiện việc thanh toán đối với các liều tinh đã tiêu thụ. Hàng tháng trạm cấp dưới phải đưa lên trạm, trung tâm TTNT cấp trên: giấy chứng nhận phối giống, chi phí phối giống (nếu trạm thu phí), số cọng tinh không sử dụng được. Trạm cấp trên xác nhận và thanh quyết toán hàng tháng với trạm cấp dưới.
  • Cung cấp mã số trại cho những trại mới hình thành.

 

 

  • Kiểm kê kho chứa Trạm cấp trên phát tinh cho Trạm cấp dưới theo định kì, đồng thời cũng định kì kiểm tra lượng tinh tồn lại và chất lượng tinh theo định kì. Tổng lượng tinh cấp phát phải trùng khớp với tinh đã sử dụng trong TTNT (thông qua giấy biên nhận) và số tinh hư không sử dụng.
  • Nên giữ tinh bò đông lạnh ở các trạm cấp dưới số lượng ít để dễ dàng quản lý.

2.5.2.   Thống kê số liệu về đực giống và dẫn tinh viên

Tại mỗi trạm, trung tâm TTNT cấp vùng, huyện cần có ít nhất 2 cuốn sổ:

  • Sổ theo dõi đực giống cho mỗi đực giống đang sử dụng.
  • Sổ dẫn tinh viên cho mỗi DTV đang làm việc

Căn cứ vào giấy chứng nhận phối giống để vào sổ cho từng đực giống và từng dẫn tinh viên. Từ ghi chép này sẽ thống kê thành tích của từng dẫn tinh viên và từng đực giống. Chỉ tiêu có ý nghĩa nhất là tỷ lệ thụ thai lần phối đầu có sai khác giữa các đực giống và các dẫn tinh viên không. Mỗi tháng thống kê một lần.

2.5.3.   Ghi chép với sự tham gia của người dân

 

Công việc ghi chép chỉ thành công khi có sự hợp tác của chủ trại, người chăn nuôi Để người chăn nuôi tham gia cần:

  • Được trả một phần chi phí cho cung cấp số liệu ghi chép dưới dạng trợ giá phối giống và hướng dẫn kỹ thuật miễn phí.
  • Người trực tiếp chăn nuôi, tốt nhất là phụ nữ tham gia quản lý phiếu ghi chép cùng với sự theo dõi, giúp đỡ của dẫn tinh viên.

Dẫn tinh viên có trách nhiệm cung cấp kết quả thống kê từ những ghi chép phối giống cho chủ trại, tư vấn cho chủ trại, người chăn nuôi những trường hợp gia súc không lên giống, phối nhiều lần không thụ thai, tỷ lệ chết phôi hoặc sảy thai cao.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: