PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC, THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP, PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN PHỐI GIỐNG CÓ CHỬA

18/03/2024

PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC, THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP, PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN PHỐI GIỐNG CÓ CHỬA

PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC, THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP, PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN PHỐI GIỐNG CÓ CHỬA

 

1.   SỰ ĐỘNG DỤC Ở TRÂU BÒ VÀ KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC

1.1.   Biểu hiện động dục ở trâu bò cái

Trâu bò cái có chu kỳ động dục bình quân là 21 ngày. Ở bò dao dộng khoảng 18-22 ngày sẽ động dục lại. Động dục ở bò xảy ra trong khoảng 6-36 giờ, phổ biến là 18-24 giờ, nhưng thời gian phối có chửa chỉ kéo dài 10-12 giờ. Chu kỳ động dục của trâu dao động khá lớn, từ 15-35 ngày (trung bình 21-22 ngày). Các phương pháp phát hiện động dục thông qua các triệu chứng chưa được khẳng định chắc chắn. Tin cậy nhất vẫn là dùng trâu đực thí tình. Sự sinh sản của trâu mang tính mùa vụ khá rõ rệt, trâu động dục tập trung vào mùa thu đông, mùa xuân, còn mùa hè nóng nực thì tỷ lệ động dục rất thấp.

Do vậy việc phát hiện động dục là vô cùng cần thiết. Sự động dục trâu bò cái được chia làm 4 giai đoạn chính sau:

1.1.1.   Giai đoạn trước động dục

Là giai đoạn đầu của động dục, thường kéo dài 6-10 giờ với các biểu hiện sau:

  • Trâu bò cái tỏ ra ngơ ngác, hay đi lại, lông mông xù lên, dựng đuôi, tách rời những con khác, kêu rống, liếm, húc nhau, muốn nhảy lên con khác, nhưng chưa đứng lại cho con khác nhảy lên
  • Trâu bò thường ít ăn cỏ hoặc cám, đái rắt, có thể giảm tiết sữa.

 

 

  • Mép âm môn hơi sưng, có màu hồng hơi ướt, mép âm hộ hé mở.
  • Niêm dịch trong suốt, loãng, chưa kéo dài thành sợi được.

 

 

 

Giai đoạn đầu của động dục

Giai đoạn chịu đực

1.1.2. Giai đoạn chịu đực

Là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn trên, với các biểu hiện chính là: con cái đứng lại cho con khác nhảy lên lưng từ phía sau, biểu hiện chấp nhận giao phối. Giai đoạn này người phối giống phải nhận biết kỹ các hiện tượng sau:

  • Trâu bò cái có xu hướng tìm đực, tìm gặp các con khác .
  • Khi con khác nhảy lên phía sau thì bò cái đứng lại, lưng hơi cong lên, đuôi vểnh lên, nếu lấy tay đè lên lưng trâu bò cái thì nó sẽ đứng yên và biểu hiện chịu giao cấu (cong lưng, đuôi lệch, có tư thế đứng vững).
  • ít ăn hoặc không ăn, thường lôi kéo dây thừng (nếu là cái chăn dắt) hoặc đi theo con khác.
  • Âm hộ bớt sưng và hơi teo, âm hộ dính cỏ rác do nhiều niêm dịch dính xung
  • Niêm dịch trong, đặc dính, dai có thể kéo thành sợi (>10 cm). Đây là những đặc điểm để nhận biết chính xác thời kỳ chịu đực, là thời điểm phối giống thích hợp nhất và có tỷ lệ thụ thai cao nhất.

Triệu chứng chịu đực của bò

 

Biểu hiện rõ ràng

1.

Đứng yên

2.

Cho con khác (con đực hoặc con cái) nhảy và vẫn đứng yên kể cả sau khi được nhảy

 

 

 

 

Biểu hiện phụ

1.

Giảm vận động, bồn chồn

2.

Sung huyết trong mắt

3.

Kêu rống

4.

Kém ăn

5.

Giảm tiết sữa

6.

Gần gũi con khác, ngửi cơ quan sinh dục con khác và nhảy lên chúng

7.

Sung huyết và sưng tấy cơ quan sinh dục ngoài, tiết niêm dịch

1.1.3.   Giai đoạn sau chịu đực

Là giai đoạn cuối của động dục, với các biểu hiện sau:

  • ít ăn hoặc đôi khi bỏ ăn (giống như giai đoạn đầu).

 

 

  • Âm hộ thâm, không sưng, niêm dịch đặc, hơi đục, ít kéo dài được và đôi khi dính máu xung quanh âm hộ và mông trâu bò cái.

Tuy là giai đoạn rụng trứng, nhưng phối vào lúc này là quá muộn, tỷ lệ thụ thai thấp.

(*) Chú ý: Phải phát hiện được trâu bò cái động dục ở giai đoạn đầu (giai đoạn trước chịu đực) mới có đủ thời gian báo cho người phối giống.

1.1.4.   Giai đoạn cân bằng

Kéo dài 12-15 ngày và là thời kỳ sản sinh mạnh progesterone, các biểu hiện các cơ quan sinh dục bên ngoài và bên trong trở lại bình thường.

1.2.   Kỹ thuật phát hiện trâu, bò cái động dục

Trâu bò cái không mang thai, mỗi chu kỳ động dục bình thường sẽ rụng 1 trứng và cứ quãng 21 ngày (biến động từ 18 - 24 ngày) lại có dấu hiệu động dục và chuẩn bị cho phối giống. Thời gian động dục ở bò khoảng 18-24 giờ (dao động 6-36 giờ). Những dấu hiệu điển hình của động dục ở bò là:

  • Trâu bò cái thường đi lại không yên, lông mông xù lên, dựng đuôi, tách rời những con khác khi được chăn chung trên cùng bãi chăn thả.
  • Đôi khi kêu rống để gọi bò đực đến.
  • Có thể giảm sự tiết sữa, ăn kém, đái rắt.
  • Bò cái động dục cố nhảy lên con khác, hít ngửi con khác và những bò cái khác hít ngửi lại nó.
  • Những con cái khác cố nhảy ôm và con cái động dục đứng yên chịu cho nhảy.
  • Mép âm môn đỏ và sưng mọng, có thể nhìn thấy dịch nhờn chảy ra từ âm hộ, đôi khi bết ở đuôi hoặc vùng xung quanh mông.
  • Qua trực tràng có thể cảm nhận được trương lực của tử cung (cổ tử cung cứng, lỗ cổ tử cung hơi mở, sừng tử cung cong).
  • Thông thường người nuôi trâu không thể nhìn thấy tất cả các dấu hiệu cùng một lúc. Một số dấu hiệu của động dục thể không hoặc quá yếu nên không thể quan sát được.
  • Đối với dẫn tinh viên, điều quan trọng không những phải hỏi người nuôi trâu bò về lần dẫn tinh trước (hoặc xem qua sổ sách ghi chép về PGNT) và những biểu hiện đặc biệt của động dục, mà phải kiểm tra chính xác con trâu bò sẽ được dẫn tinh hay không bởi lẽ:
  1. Bò có thật sự động dục không? Nếu dẫn tinh những bò cái không động dục sẽ dễ dàng gây viêm nhiễm tử cung (viêm tử cung, bọc mủ tử cung ...)
  2. Bò cái có mắc bệnh đường sinh dục không? Đặc biệt bệnh viêm tử cung. Nếu mắc bệnh việc dẫn tinh hầu như không có kết quả.
  3. Bò có chửa không? Nếu dẫn tinh cho bò có chửa sẽ dễ gây xảy

*   Để phát hiện động dục người ta thường áp dụng một số phương pháp sau:

+ Quan sát: Thường xuyên theo dõi trâu bò cái, cần theo dõi ít nhất 3 lần trong ngày. Ví dụ :  Đối với bò sữa:

  • Trước khi vắt sữa buổi sáng.
  • Trước khi vắt sữa buổi chiều.
  • Trước khi đi ngủ.

 

 

Đối với trâu bò thịt :

  • Vào buổi sớm (7- 9 h) trước khi bắt đầu cho chăn thả hoặc quan sát trong lúc ăn.
  • Vào buổi chiều (15 -16 h) trước khi dồn về chuồng.
  • Vào buổi tối ( 21-22h)

+ Dùng đực thí tình: khi động dục, gia súc cái sẽ tiết ra feromon có mùi đặc biệt, có tác dụng kích thích sự hẫp dẫn đối với con khác đặc biệt con đực. Vì vậy nếu trong đàn có một con động dục lập tức sẽ có nhiều con khác chạy theo (liếm ngửi, nhảy lên lưng). Người ta thường dùng đực thí tình để phát hiện trâu bò cái động dục. Đây là phương pháp tốt, rất tin cậy và có hiệu quả cao.

+ Dùng chất chỉ thị mầu:

  • Gắn vào vùng xương sống đuôi những con cái chưa có chửa túi chất chỉ thị làm bằng polyethylene mỏng dễ vỡ, bên trong chứa 50-100 ml chất chỉ thị (màu đỏ hoặc xanh). Khi bò cái động dục những bò khác nhảy & đè vỡ túi. Dẫn tinh viên hoặc chủ gia súc rất dễ phát hiện
  • Gắn túi chất chỉ thị chuyển màu – bình thường chất lỏng trong túi có màu trắng khi bị tác động cơ học (do bò khác nhảy …) chất lỏng lập tức chuyển màu đỏ.

+) Khám qua trực tràng: là phương pháp kết hợp với các phương pháp khác để khẳng định trâu bò có động dục không? Có thể qua trực tràng gián tiếp khám bộ phận sinh dục: nếu tử cung to hơn bình thường, sừng tử cung cong và cứng hơn, cổ tử cung mở, khi kích thích niêm dịch chảy ra, trên buồng trứng có nang phát triển. Chứng tỏ bò đang động dục (phương pháp này chỉ rành riêng cho bác sỹ thú y và người kỹ thuật viên có tay nghề vững).

2.  XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP ĐỂ CÓ TỶ LỆ THỤ THAI CAO

Tỷ lệ thụ thai của trâu bò cái được quyết định bởi:

  • Số lượng và chất lượng tinh trùng
  • Kỹ thuật phối
  • Thời điểm phối

Trong đó thời điểm phối tinh là quan trọng nhất. Thời điểm phối giống thích hợp thường nằm trong khoảng thời gian chịu đực. ở trâu bò thời gian chịu đực khoảng 6 - 8 giờ.

Như chúng ta đã biết: thụ tinh là quá trình đồng hoá của 2 tế bào sinh dục đực và cái ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng. Do đó, để đạt được tỷ lệ thụ thai cao, khi trứng rụng đi về phía ống dẫn trứng cần gặp ngay tinh trùng đủ về số lượng mạnh về chất lượng. Cho nên cần phải đưa tinh tinh trùng vào tử cung trước khi trứng rụng 10-12h - Nghĩa là nên dẫn tinh vào nửa sau thời gian động dục của trâu bò cái.

2.1.   Phương pháp lâm sàng

Phương pháp này dựa vào các triệu trứng biểu hiện lâm sàng để xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp. Người ta nhận thấy rằng các biểu hiện lâm sàng phản ánh sự phát dục và thành thục của trứng trên buồng trứng.

Có thể chia thời gian động dục làm 3 giai đoạn :

+ Giai đoạn 1: Hưng phấn (8-12h).

  • Nang trứng đã phát triển khá lớn.
  • Lượng Oestrogen đã khá cao, gây ra hưng phấn sinh dục cho con vật.
  • Bỏ ăn hoặc kém, hay chạy nhảy, kêu rống.

 

 

  • Âm hộ tăng sinh, xung huyết.
  • Niêm dịch trong, lỏng.
  • Niêm mạc âm đạo xung huyết.
  • Cổ tử cung đóng. Chưa chịu đực.

+ Giai đoạn 2: Chịu đực (6 – 8h)

  • Nang trứng phát triển lớn hơn. Thành nang mỏng hơn.
  • Lượng Oestrogen  cao  hơn,  gây  tác  dụng  ngược  lên  Hypothalamus  và Hypothalamus gây tăng tiết LH, thúc trứng chín.
  • Con vật yên tĩnh hơn.
  • Âm hộ giảm tăng sinh và xung huyết.
  • Niêm dịch trong hoặc vàng ngà, dính; có thể kéo dài thành sợi 15 – 20
  • Niêm mạc âm đạo hồng, bóng loáng.
  • Cổ tử cung mở.
  • Chịu đực, là lúc dẫn tinh thích hợp nhất.

+ Giai đoạn 3: Suy giảm (4 – 6h)

  • Các triệu chứng giảm dần, con vật trở lại ăn uống bình thường.
  • Âm hộ giảm xung huyết.
  • Niêm mạc âm đạo vàng bệch.
  • Niêm dịch ít, đặc, vàng ngà.
  • Không chịu đực.
  • Trứng chín và rụng sau đó 6 – 14h dưới tác dụng của

Như vậy, thời điểm dẫn tinh thích hợp trên lâm sàng là:

  • Âm hộ giảm xung huyết .
  • Niêm dịch dính, kéo dài 15 – 20 cm không dứt.
  • Chịu đực.

Nếu xác định đúng chỉ cần dẫn tinh 1 lần. Nếu cảm thấy sớm, nhắc lại sau 8h.

2.2.   Phương pháp sinh vật

Là phương pháp dùng đực thí tình. Dùng đực thí tình trẻ, hăng, không bệnh tật đã:

  • Cắt ống dẫn tinh hoặc
  • Bắt chéo dương vật hoặc
  • Khâu cố định co duỗi dương vật

Cho thử với con cái động dục, nếu con cái chịu cho đực thí tình nhảy là thời điểm dẫn tinh thích hợp. Nên kiểm tra vào buổi sáng sớm và chiều mát.

Đây là phương pháp tốt, đáng tin cậy, hiệu quả cao. Chỉ cần dẫn tinh một lần.

2.3.   Phương pháp thời gian

Theo kinh nghiệm nhân dân, dẫn tinh tốt ở cuối ngày 1 và đầu ngày thứ 2 sau khi con

 

 

vật bắt đầu động dục.

Trong công nghệ điều khiển động dục cho bò cái, dẫn tinh lần 1 sau khi tiêm

Prostaglandin (PGF2a  48h  và 24 - 30h  sau  khi tiêm LH; 72  -  96h  sau khi tháo vòng progestatif và tiêm PMSG. Sau đó 8 – 10h nhắc lại lần 2.

Từ kết quả nghiên cứu định lượng LH tiền rụng trứng ở bò lai hướng sữa (HF ´ lai Sind). Chúng tôi nhận thấy đỉnh LH tiền rụng trứng đạt cao nhất vào lúc 12h kể từ khi phát hiện động dục. Nên dẫn tinh sau 14 – 16 h kể từ khi phát hiện động dục.

2.4.   Phương pháp xác định nhờ Oestrogemetre

Bình thường, túi cùng âm đạo trâu bò cái ít niêm dịch, độ dẫn điện kém nghĩa là điện trở âm đạo cao (định luật Jun – Lenxơ).

Động dục giai đoạn đầu: niêm dịch lỏng, nồng độ ion thấp cho nên đã có độ dẫn điện nhưng không cao có nghĩa là điện trở âm đạo còn cao.

Động dục giai đoạn 2: niêm dịch ít, dính, nồng độ K+, Na+ cao nên độ dẫn điện cao nhất; điện trở âm đạo thấp nhất. Là lúc dẫn tinh thích hợp nhất.

Động dục giai đoạn 3: niêm dịch ít đi, độ dẫn điện giảm, điện trỏ âm đạo tăng lên.

2.5.    Phương pháp khám cơ quan sinh dục qua trực tràng, lỗ cổ tử cung, trương lực tử cung và buồng trứng

Xác định qua độ to của nang trứng, độ mỏng của thành nang, độ linh động của dịch nang. Rất nhẹ nhàng kẻo dễ gây tai biến: trứng vỡ non gây chảy máu, xung huyết buồng trứng nên phương pháp này ít dùng.

Ngoài ra còn một vài phương pháp khác như xét sinh thiết niêm mạc âm đạo, dịch nhầy cổ tử cung nhưng cồng kềnh, phiền phức, ít có điều kiện khả thi.

Xác định thời điểm phối giống bò thích hợp

 

 

 

Thời điểm phối giống thích hợp từ góc độ thực hiện

Thời gian phát hiện động dục

Thời điểm phối giống thích hợp

Muộn

Sáng sớm

(9 giờ hoặc sớm hơn)

 

Buổi chiều cùng ngày

 

Hôm sau

Buổi sáng

(9 giờ đến chiều)

 

Buổi tối hôm đó hoặc sáng hôm sau

10 giờ sáng hôm sau ( hoặc muộn hơn)

Buổi chiều

(12 giờ hoặc muộn hơn)

 

Sáng hôm sau

2 giờ chiều hôm sau (hoặc muộn hơn)

 

  1. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN PHỐI GIỐNG CHỬA - KỸ THUẬT KHÁM THAI

Bò sinh sản tốt là mỗi năm bò đẻ một bê. Có nghĩa là khoảng cách lứa đẻ bằng 365 ngày. Vì thời gian mang thai trung bình của bò là 280 ngày nên bò cái phải thụ thai lại trong vòng 3 tháng sau khi đẻ. Vì không phải tất cả bò cái đều thụ thai sau lần phối giống đầu tiên (trung bình 60-70%) nên sự phối giống phải bắt đầu trước 3 tháng. Kinh nghiệm cho thấy những bò cái bình thường, có sức khỏe tốt có thể phối giống lại vào khoảng 60 ngày sau đẻ.

Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày (10,5 tháng). Thời gian động dục lại sau khi đẻ 6 tháng, dẫn đến nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé.

3.1.   Vị trí cơ quan sinh dục trâu bò cái (khi khám qua trực tràng)

Cơ quan sinh dục của trâu bò tơ và trâu bò cái không mang thai thì nằm trong xoang xương chậu. Những con bò cái già mang thai nhiều lần, cơ quan sinh dục kéo dài về phía trước bờ xương chậu và vào xoang bụng.

Trong thời kì động dục sừng và thân tử cung co lại và cứng hơn so với lúc không động dục, ở những tháng chửa lớn (trên 3 tháng) tử cung sa vào xoang bụng.

3.2.   Kỹ thuật khám thai qua trực tràng

  • Thời gian khám: Theo tài liệu của Hà Lan, thời gian tốt nhất để khám thai là 42-60 ngày sau khi phối giống. Khám thai sớm trước 40 ngày sẽ làm mất đi phôi của 10- 11% số bò có Khám thai vào khoảng thời gian từ 60-100 ngày, tỷ lệ mất phôi chỉ 2%. Ở Việt Nam, những kỹ thuật viên có kinh nghiệm thường khám thai cho bò sau khi phối 60

-70 ngày. Nếu còn nghi ngờ kết quả thì khám tiếp lần 2 sau đó 15 ngày.

  • Phương pháp khám: Khám thai qua trực tràng cho bò là một nghệ thuật. Bước quan trọng nhất là phát hiện cổ tử Cổ tử cung có cảm giác cứng và hình trụ dài 5-7cm rất dễ cảm nhận. Giai đoạn chửa 42-70 ngày dễ tìm cổ tử cung hơn so với sau 90 ngày.
  • Khám sừng tử cung: Cầm cổ tử cung kéo lùi tử cung về phía sau. Đưa bàn tay tiến dần về phía trước tiếp tục kiểm tra sừng tử Kiểm tra toàn diện sừng tử cung từ chiều dài, kích thước và sự đồng nhất của chúng. Nếu bò không có thai, hai sừng tử cung đồng nhất về hình dạng và kích thước. Nếu bò có thai, một hoặc cả 2 sừng tử cung có chứa dịch lỏng và cảm giác mềm hơn bình thường. Thường chỉ có một sừng tử cung chứa thai, khi đó hai sừng mất đối xứng, sừng tử cung chứa thai lớn hơn. Mức độ mất đối xứng cũng như độ lớn của sừng tử cung chứa thai tuỳ thuộc vào tuổi thai. Người có tay nghề cao có thể cảm nhận được dấu hiệu của núm nhau thai gồ lên trên sừng tử cung mang thai. Đây là dấu hiệu có ý nghĩa nhất để xác định bò có thai. Sự nở to của động mạch giữa tử cung có thể cảm nhận được vào lúc thai 90-120 ngày tuổi.

 

 

  • Khám buồng trứng: Cuối hai sừng tử cung, cong lên và lùi về phía sau là vị trí của 2 buồng trứng. Thông thường một buồng trứng hoạt động có kích thước dài 4cm và rộng Ở bò có chửa, ta cảm nhận thấy thể vàng tồn tại trên buồng trứng phía sừng tử cung mang thai. Thể vàng nhô lên bề mặt buồng trứng hình thù một chiếc mũ hơi bằng đầu, cảm giác như sờ vào gan. Đây là cảm nhận cần thiết để phân biệt với trứng chín chưa rụng. Sau 2 tháng thể vàng trở nên nhẵn, tròn. Sự có mặt của thể vàng trên buồng trứng cũng chỉ là một dấu hiệu bổ sung, không có ý nghĩa quyết định. Nhiều bò không có chửa vẫn có thể vàng tồn tại.
  • Kích cỡ và vị trí của thai: Không phải lúc nào ta cũng có đầy đủ ghi chép ngày phối giống cuối cùng cho bò. Trong trường hợp này khám thai ngoài việc xác định bò có chửa người khám còn dự đoán tuổi Căn cứ vào độ lớn của sừng tử cung mang thai, vị trí bọc thai và độ lớn của thai để dự đoán tuổi thai.

Thai 1 tháng tuổi: Không khuyến khích khám thai giai đoạn này. Tuy nhiên khi lỡ khám rồi thì có vài dấu hiệu sau có thể tham khảo. Tử cung nằm trên xoang chậu. Thai chỉ to bằng hạt đậu cove. Sừng tử cung chứa thai hơi to hơn và duỗi ra hơn so với sừng còn lại. Buồng trứng bên sừng tử cung mang thai có thể vàng tồn tại. Nghi ngờ có thai thì dừng không khám nữa để tránh sẩy thai.

Thai 2 tháng tuổi: Tử cung vẫn nằm trên xương chậu. Kích thước thai từ 6-7cm. Rãnh giữa tử cung cạn. Hai sừng mất cân đối về độ cong và kích thước. Sừng mang thai to hơn gấp 2-3 lần, mềm và khi sờ thấy sánh nước. Buồng trứng bên có thai to hơn và có thể vàng.

Thai 3 tháng: Bọc thai khá to và ở vị trí cuối xoang chậu. Sừng chứa thai to như trái bưởi, vỗ nhẹ vào sẽ đụng thai. Kích thước thai dài 13-17cm.

Thai 4-6 tháng tuổi: Bọc thai to và đi vào xoang bụng. Khi khám dễ nhầm với chưa có thai. Khi sờ không thấy cổ tử cung, không thấy sừng tử cung, nhưng nếu nắm được âm đạo nhấc lên thấy nặng chứng tỏ thai đã to và đi xuống dưới. Gặp trường hợp này ta không cố gắng sờ cho thấy thai, cũng không cần khám tiếp để dự đoán chính xác tuổi thai.

Thai 7-9 tháng tuổi: Từ tháng thứ 7 đầu thai ngoi lên xoang chậu. Tùy vị trí thai vào xoang chậu và độ lớn đầu thai, độ căng của vú ta sẽ đoán được gần đúng tuổi thai.

Chú ý: Ghi chép đầy đủ ngày phối giống cho bò là công cụ hỗ trợ tốt nhất để chủ động khám thai, phát hiệm sớm những bò chưa mang thai, chậm sinh. Mục đích của khám thai là để xác định sớm bò có chửa, vì vậy chủ động khám thai ở tuổi 60-70 ngày là có ý nghĩa lớn hơn cả.

 

 

 

 

Khám trực tràng trên màng thai

Tử cung có chửa 70 ngày

 

 

 

 

 

Tử cung có chửa 90 ngày

Tử cung có chửa 110 ngày

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: