GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH SẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CỦA TRÂU BÒ

18/03/2024

GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH SẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CỦA TRÂU BÒ

GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH SẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CỦA TRÂU BÒ

 

1.   GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH SẢN VÀ SINH LÝ SINH SẢN Ở TRÂU BÒ ĐỰC

  • Giải phẫu cơ quan sinh dục của trâu bò đực

Cơ quan sinh dục của trâu, bò đực gồm có: Dịch hoàn, phụ dịch hoàn, ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ, và dương vật.

Dịch hoàn:

Dịch hoàn là một cái túi chứa tinh hoàn. Mỗi con đực có 2 tinh hoàn, tinh hoàn có dạng hình bầu dục dài khoảng 12 – 15 cm, dày 6 – 7 cm, trọng lượng trung bình 300g. Dịch hoàn có 2 chức năng.

  • Sản sinh ra tinh trùng.
  • Tiết ra kích tố sinh dục đực.

Tinh hoàn được cấu tạo bên ngoài là lớp giáp mạc riêng. Bên trong được phân chia thành nhiều múi, mỗi múi chứa nhiều ống sinh tinh uốn khúc có thể dài 1m.

Trong ống sinh tinh của bò đực trưởng thành luôn có các dạng tinh trùng đang phân chia và phát triển từ nguyên bào đến tinh bào và đến tiền tinh trùng.

Quanh ống sinh tinh có các tế bào Leidig để tiết kích tố sinh dục đực.

Các ống sinh tinh trong mỗi tiểu thùy hướng về trung tâm chuyển thành ống thẳng, chúng liên hệ với nhau tạo thành lưới tinh.

Tinh hoàn được nằm trong bao dịch hoàn. Bao dịch hoàn có tác dụng bảo vệ tinh hoàn và điều chỉnh nhiệt độ tinh hoàn thấp hơn cơ thể 3-4oC để có thể sản sinh ra tinh trùng có chất lượng tốt.

Phụ dịch hoàn:

Phụ dịch hoàn ôm lấy lưng tinh hoàn, trùm che một phần tịnh hoàn. Phụ dịch hoàn là nơi tiếp tục thành thục của tinh trùng và cũng là nơi dự trữ tinh trùng trong thời gian đợi phóng. Phụ dịch hoàn chia làm 3 phần là:

  • Đầu mào
  • Thân mào
  • Đuôi mào

Đuôi phụ dịch hoàn là kho dự trữ tinh trùng, ở bò có thể có 200 x109 tinh trùng dự trữ ở đây. Thời gian từ lưới tinh đến đuôi mào tinh mất 8-10 ngày, tại đây nó sẽ được hoàn thiện dần khi kết hợp với dịch tuyến có thể vận động.

Ống dẫn tinh:

Bắt đầu từ đuôi dịch hoàn phụ, phía cuối phình ra tạo thành túi chứa lớn có nhiệm vụ hứng tinh trùng và dẫn tinh trùng đổ về ống niệu.

Tuyến sinh dục phụ:

Các tuyến sinh dục phụ tiết ra dịch thể lỏng trong lúc giao phối bao gồm:

 

 

  • Tinh nang:Là tuyến sản xuất tinh thanh chiếm thể tích chính (50%) của liều xuất Nó có đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi tinh trùng.Tuyến này thông với túi tinh.
  • Tuyến tiền liệt: Tuyến này không phát triển lắm, bao quanh đầu niệu đạo (cổ bàng quang), dịch tuyến này hoạt hóa tinh trùng có axítcitric và khoáng chất.
  • Tuyến niệu đạo: Còn gọi là tuyến Cowper, khi giao phối, tuyến này tiết dịch trong suốt, tác dụng rửa và bôi trơn âm đạo.

Dương vật:

Loài có vú dương vật bao gồm chủ yếu là một thể hang với màng lưới nở cương dày nó đồng thời là đường niệu đạo, và cũng là cơ quan giao phối, gồm 3 bộ phận là phần đầu, mình và gốc. Gốc có 2 chân nối với xương ngồi, phần giữa hình chữ S, khi giao phối phần cong chữ S duỗi thẳng đưa phần đầu hình xoắn thòi ra khỏi bao dương vật.

 

 

 

quan sinh dục trâu bò đực

Mặt cắt dọc của dịch hoàn

1.2.   Đặc điểm sinh lý sinh sản

Sự tạo thành tinh trùng:

Gồm 2 thời kỳ là thời kỳ tinh hoàn và thời kỳ mào tinh.

* Thời kỳ tinh hoàn: Tất cả các tế bào tinh từ tế bào này sinh ra tế bào khác thèo theo cách gián phân và tiến hành qua các thời kỳ phát triển nhất định của sự phát sinh giao tử. Trong qua strình đó tế bào đạt đến hành thái cuối cùng của giao tử đực hay tinh trùng.

Tế bào phôi nguyên thủy đèu giống nhau ở con đực và con cái. Những tế bào này sinh sản nhanh tạo thành phôi nguyên bào,. Các tinh nguyên bào phát triển đầy đẫuuất hiện không lâu trước khi thành thục tính dục, chúng là những tế bào lớn hình tròn gọi là tế bào cấp I có bộ NST 2n, chúng tiếp tục phân chia thành tinh bào cấp II. Trong gia đoạn tiếp theo, từ sản phẩm cuối cùng của sự phận chia giảm nhiễm được tạo ra tinh tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), chúng ở trạng thái ấy cho đến lúc tạo thành tinh trùng. Như vậy bằng hai lần phận chia số lượng nhiễm sắc thể giảm từ 2n xuống 1n, mỗi tinh bào cấp I cho ra 4 tinh trùng.

Trong thời kỳ tinh hoàn tinh trùng có những đặc điểm sau:

+ Không có khả năng thụ thai.

+ Không có khẳ năng vận động. Tuy nhiên tinh trùng được giao động đặc biệt với không khí chủ yếu là oxy.

+ Phản ứng Gram âm, pH của môi trường trung tính nghiêng về kiềm tương tự pH của máu.

 

 

* Thời kỳ mào tinh: Trong cơ thể sống chúng nằm bất động và chồng xít lại nhau trong những đoạn nhất định ở ống mào tinh. Thời gian lưu lại ở phụ dịchhoàn chúng phát dục và hoàn thiện. Sự biến đổi trong thời kỳ mào tinh được xem như là quá trình thành thục sinh dục. Màng bán thấm được hình thành, đuôi cũng được hoàn thiện nhờ được bao bọc một lớp Lipoprotein. Tinh trùng ở thời kỳ mào tinh nằm chờ đợi và được xuất ra ngoài nhời có phản xạ phóng tinh của con đực. nếu không được xuất phóng nó bị già chết rồi tiêu biến.

Sự thành thục về tính:

Thành thục về tính sớm hơn thành thục về thể vóc, do vậy để tránh những ảnh hưởng xấu đến con đực và sức sống đời sau chỉ nên cho con đực hoạt động sinh sản sau khi đã thành thục về thẻ vóc.

Tuổi thành thục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, cá thể, thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng...

Sau đây là tuổi thành thục về tinh và thành thục về thể vóc của một số giống gia súc.

Loài gia súc

Tuổi thành thục về sinh dục

Tuổi thành thục về thể vóc

Trâu

1,5 – 2,5 năm

3 – 3,5 năm

1 – 1,5 năm

2 – 2,5 năm

Lợn

5 – 8 tháng

6 – 10 tháng

Dê cừu

6 – 8 tháng

12 – 18 tháng

 

1.3.   Hoạt động sinh lý, sinh dục

Sau khi thành thục về tính con đực có khả năng giao phối với con cái. Động tác giao phối của con đực và con cái tạo điều kiện cho con đực phóng tinh vào đường sinh dục con cái. Phản xạ giao phối là phản xạ bẩm sinh của con vật. Cơ sở giao phối là các phản xạ không điều kiện bao gồm:

+ Phản xạ cương cứng.

+ Phản xạ nhảy.

+ Phản xạ giao phối.

+ Phản xạ bắn tinh.

Thời gian giao phối ở mỗi động vật là khác nhau, động vật nhai lại như bò chỉ vài giây.

1.3.1.   Đặc tính của tinh trùng

Hai đặc tính sinh vật học cơ bản của tinh trùng là vận động và hô hấp.

- Vận động của tinh trùng

Tinh trùng sống sẽ có vận động. Vận động của tinh trùng bình thường và khỏe mạnh là vận động có định hướng và tiến thẳng. Tinh trùng di chuyển tới phía trước bằng cách xoay đầu theo hình xoáy trôn ốc còn đuôi thì uốn lượn làn sóng. Tinh trùng khi vừa mới xuất ra khỏi cơ thể bò đực có họat động rất mãnh liệt. Theo thời gian họat động này chậm dần. Từ họat động của đầu theo hình xoắn ốc chuyển thành chuyển động lắc lư và cuối cùng là ngừng chuyển động.

Tinh trùng có khả năng vận động độc lập trong môi trường tinh dịch cũng như trong đường sinh dục con cái. Trong một biên nhiệt độ nhất định của sự sống, nếu nhiệt độ tăng cao tinh trùng càng hoạt động mạnh, thời gian sống rút ngắn. Ngược lại, khi nhiệt độ hạ thấp thì hoạt động giảm và thời gian sống kéo dài. Nhiệt độ cao quá ngưỡng sinh lý thì tinh trùng chết nhưng hạ thấp đến dưới 00 C tinh trùng không chết mà chỉ rơi vào trạng thái “tiềm

 

 

sinh”. Đây cũng chính là cơ sở để đông lạnh tinh dịch. Có thể nhìn thấy sự vận động của tinh trùng nếu soi qua kính hiển vi.

Vận động (hay hoạt lực) là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tinh dịch. Trong đường sinh dục con cái, vận tốc tiến thẳng của tinh trùng từ 50-120 micromet trong 1 giây. Quan sát sự vận động của tinh trùng cho ta biết tình trạng sinh lý của chúng. Tuy vậy, sự vận động, tự nó không phải là một chỉ báo chính xác tiềm năng thụ thai của tinh trùng. Năng lượng cho tinh trùng họat động chủ yếu là ATP từ dự trữ trong tế bào. Trong điều kiện yếm khí (không có oxy), tinh trùng sử dụng glucose, fructose hoặc mannose để tạo thành axit lactic, các axit lactíc này tiếp tục bị phân hủy thành CO2 và nước. Đặc điểm này rất quan trọng trong quá trình bảo quản tinh trùng trong phối giống nhân tạo.

- Hô hấp của tinh trùng

Hô hấp yếm khí (không có oxy) xảy ra chủ yếu trong giai đoạn tinh trùng sống ở ống sinh tinh và phụ dịch hoàn, hô hấp háo khí (có oxy) trong môi trường đường sinh dục con cái hoặc thời gian lấy ra bên ngoài để pha chế bảo tồn tinh dịch.

Trong điều kiện có oxy, tinh trùng sử dụng nhiều chất khác nhau cho họat động. Họat động hô hấp của chúng cung cấp những điều kiện cho việc sử dụng lactate hoặc pyruvate, những chất này hình thành từ quá trình biến đổi đường fructose thành CO2 và nước.

1.3.2      Những bất thường ở cơ quan sinh dục đực

  • Thiếu một hoặc cả hai dịch hoàn.
  • Một hoặc cả hai dịch hoàn vẫn nằm trong xoang bụng mà không xuống bao dịch hoàn. Nếu cả hai dịch hoàn đều nằm trong xong bụng thì bò đực vô sinh, còn nếu một dịch hoàn ở bao dịch hoàn còn một dịch hoàn kia ở trong xoang bụng thì bò đực vẫn có khả năng sinh sản nhưng chất lượng kém.
  • Thiếu một hoặc nhiều tuyến sinh dục phụ sẽ làm giảm tỷ lệ thụ
  • Kích thước của một hoặc cả hai dịch hoàn quá nhỏ, chất lượng tinh dịch kém. Đối với bò đực như trên nên loại bỏ không nên giữ lại làm giống.

 

 

 

Dương vật cấu tạo vị trí tốt

ơngvtcócutovàvtríkhôngtt

 

 

2.   GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH SẢN VÀ SINH LÝ SINH SẢN Ở TRÂU BÒ CÁI

2.1.   Giải phẫu cơ quan sinh dục trâu, bò của trâu bò cái

Để có kết quả thụ tinh cao, điều đầu tiên và quan trọng nhất là người kỹ thuật viên phải hiểu được một cách chi tiết bộ máy sinh sản bò và chức năng sinh sản của chúng.

Từ ngoài vào trong đường sinh dục bò cái gồm các bộ phận chính như: âm hộ, tiền đình, âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.

2.1.1.   Âm hộ

Âm hộ, bộ phận sinh dục ngoài, gồm có tiền đình và những phần liên quan của âm môn. Tiền đình là một bộ phận của hệ thống đường sinh dục cái, nó chung cho hệ thống đường sinh dục và hệ tiết niệu, nó dài 10-12cm. Âm môn gồm có tiểu âm môn (nếp gấp trong, môi trong của âm hộ) và đại âm môn (nếp gấp ngoài của âm hộ).

Môi ngoài được phủ một lớp lông mịn cho đến niêm mạc. Âm vật, tương ứng với quy đầu ở con đực, nằm ở mặt bụng.

 

 

 

2.1.2.   Tiền đình

 

quan sinh sản của trâu bò cái

 

Tiếp ngay âm hộ là tiền đình, nó ranh giới giữa âm hộ và âm đạo, nơi có lỗ nước tiểu từ bàng quang thoát ra. Tiền đình tạo thành lối vào của ống tinh quản trước khi đến âm đạo.

2.1.3.   Âm đạo

  1. Âm vật
  2. Lỗ liệu đạo
  3. Âm đạo
  4. Lỗ cổ tử cung
  5. Thân tử cung
  6. Sừng tử cung
  7. ống dẫn trứng
  8. Buồng trứng
  9. Loa kèm

Cấu tạo cơ quan sinh dục trâu bò cái

 

 

Âm đạo là một ống tròn, nhưng thành ống luôn khép lại với nhau, là nơi chứa dương vật khi giao phối trực tiếp và là đường dẫn ống tinh quản đến lỗ tử cung khi phối nhân tạo. Độ dài của âm đạo từ 24 - 30 cm, thành âm đạo có nhiều lớp cơ co giãn, phía trong có chất nhờn tạo độ trơn cho thành âm đạo, nhất là trong giai đoạn động dục. Phần cuối âm đạo ( nơi tiếp giáp với lỗ cổ tử cung ) thành âm đạo bao quanh lấy phần lồi của lỗ cổ tử cung tạo thành hốc cụt mà nhiều người thường nhầm là lỗ cổ tử cung khi phối giống nhân tạo.

2.1.4.   Cổ tử cung

 

1. Thành âm đạo

7. Lớp cơ tử cung

2. Thân tử cung

8. Cơ vòng tử cung

3, 4, 5, 6. Vòng nhẫn thân tử cung

9. Cơ dọc tử cung

Cấu trúc chi tiết cổ tử cung

Cổ tử cung là một cái ống dài 6 - 10 cm có thành dày, luôn khép kín chỉ mở khi hưng phấn cao độ, hoặc lúc sinh đẻ hay bị bệnh. Niêm mạc cổ tử cung tạo thành 3 – 5 nếp nhăn, các nếp nhăn này tạo thành những van khép để bảo vệ vật lạ không lọt vào trong tử cung, nhưng nó cũng là những trở ngại hay vật cản khi đưa ống tinh quản vào thân tử cung, vì chúng tạo thành đường đi khúc khuỷu. Lỗ cổ tử cung nhô ra phía âm đạo và luôn khép kín, khiến cho nhiều kỹ thuật viên khó xác định lỗ cổ tử cung để đưa đầu ống dẫn tinh xuyên qua và hay nhầm với hốc cụt xung quanh. Cổ tử cung tiết ra các chất nhờn để luôn làm trơn rãnh tử cung và bảo vệ cho tử cung.

Khi sờ khám cổ tử cung qua trực tràng, nếu cầm vào cổ tử cung ta có cảm giác thấy hơi cứng, như có đoạn sụn.

2.1.5.   Thân tử cung

Là phần kế tiếp theo của cổ tử cung, giáp với chỗ nối của 2 sừng tử cung. Thân tử cung bò rất ngắn nó, là một ống dài 2- 4 cm, khi mò khám qua trực tràng cảm thấy mềm hơn so với cổ tử cung. Đây là địa điểm phân chia tinh trùng vào 2 sừng tử cung.

2.1.6.   Sừng tử cung

ở trâu bò cái có 2 sừng tử cung, chúng là 2 ống hình tròn, thuôn cong theo dạng hình sừng bò. Phần đầu sừng tử cung tiếp giáp với thân tử cung tạo thành rãnh giữa tử cung. Rãnh giữa tử cung dài 3 – 5 cm có tác dụng phân biệt tử cung lúc bình thường, lúc có chửa hay bệnh lý. Sừng tử cung bình thường dài 20–35 cm, là nơi làm tổ của phôi và sau đó phôi phát triển thành thai. Khi phối giống, nếu đưa ống tinh quản đi quá thân tử cung sẽ vào đến sừng tử cung có thể gây ra thủng hoặc gây viêm nhiễm thành sừng tử cung.

2.1.7.   Ống dẫn trứng (vòi fallop)

 

 

Tiếp theo mỗi sừng tử cung là ỗng dẫn trứng. ống dẫn trứng rất nhỏ và dài 20-30 cm, chia làm 3 tiểu phàn (phễu, phồng, eo). Phần tiếp giáp với buồng trứng phình to ra như cái phễu ôm gần sát buồng trứng, phễu này hứng trứng rụng vào ống dẫn trứng. Nếu gặp tinh trùng ở ống dẫn trứng thì sẽ được thụ tinh ở 1/3 phía trên gần buồng trứng tạo ra hợp tử và phôi, sau đó di chuyển về làm tổ ở sừng tử cung. Eo nối đỉnh của sừng tử cung tại đoạn nối tử cung-ống dẫn trứng. Nói chung, hoạt động của ống dẫn trứng được kích thích bởi estrogen và bị ức chế bởi progestin.

2.1.8.   Buồng trứng

Buồng trứng là những cơ quan sinh sản nguyên thuỷ vì chúng sinh sản giao tử cái (trứng) và các hormon sinh dục (estrongen và các progestine). Buồng trứng nằm ở cuối mỗi ống tử cung, giống như quả hạnh nhưng hình dạng cũng có thể thay đổi khi các nang trứng hoặc thể vàng bắt đầu phát triển. ở trâu bò cái có 2 buồng trứng, mỗi buồng trứng ứng với một sừng tử cung. Buồng trứng dài từ 1,5–3 cm, rộng 1,0–2,0 cm, cao 1,5 cm, khối lượng 10-20g. Buồng trứng có 2 chức năng là nơi sản sinh ra trứng và tiết ra các hormone tham gia điều khiển chu kỳ sinh sản của con cái. ở bê nghé mới sinh buồng trứng có khoảng 75.000 -

180.000 noãn bao nguyên thuỷ. Các noãn bào phát triển không ngừng ngay từ khi mới sinh cho đến hết đời con vật. Mỗi ngày có đến 6 noãn bao được kích thích và tăng trưởng cùng với các tế bào xung quanh - tế bào vỏ và tế bào hạt. Sau đó các noãn bao sẽ tiếp tục tăng trưởng - thành thục - chín và rụng, hoặc ngừng tăng trưởng rồi thoái hoá (atresia ), phần lớn các noãn bao đi theo hướng này. Thể vàng là một thể rắn, màu vàng, chế tiết progesterone và các progestin khác. ở bò cái hậu bị Holstein, giữa ngày 1 và ngày 4 của chu kỳ thể vàng có đường kính trung bình 8mm. Giữa ngày 5 và ngày 9, nó lớn lên trung bình đến 15 mm. Thể vàng có thể đạt kích thước tối đa trung bình 20,5mm vào ngày 15-16 đối với bò cái hậu bị không thụ thai, sau đó nó thoái hoá và có đường kính trung bình 12,5mm vào ngày 18-21. Nếu bò thụ thai, thể vàng sẽ không thoái hoá cho đến cuối kỳ mang thai.

2.2.      Hoạt động chu kỳ tính

2.2.1.   Sự thành thục tính dục

Dậy thì (puberty) ở trâu bò cái được xác định là độ tuổi động dục lần đầu có rụng trứng. Vì sự dậy thì được kiểm soát bởi những cơ chế nhất định về sinh lý, kể cả các tuyến sinh dục và thuỳ trước tuyến yên, do đó cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả di truyền và ngoại cảnh (mùa, nhiệt độ, dinh dưỡng, v. v…) tác động đến những cơ quan này.

Tuổi và thể trọng lúc dậy thì chịu tác động bởi những yếu tố di truyền. Trung bình tuổi dậy thì là 8-11 tháng tuổi đối với bò cái châu Âu: bò Jersey dậy thì lúc 8 tháng tuổi với thể trọng 160kg, còn bò Holstein trung bình là 11 tháng tuổi nặng khoảng 270kg.

Một bò cái hậu bị Holstein được ăn theo mức dinh dưỡng quy định sẽ dậy thì lúc 11 tháng tuổi. Bò cái hậu bị có mặt bằng dinh dưỡng kém thì dậy thì muộn hơn so với những bò được nuôi dưỡng đúng quy định. Nếu từ khi sơ sinh mà nuôi với mức năng lượng bằng 62% so với quy định, nó sẽ dậy thì vào lúc trên 20 tháng tuổi. Ngược lại, bò cái hậu bị Holstein được nuôi bằng 146% mức quy định dậy thì lúc 9,2 tháng tuổi.

Nhiệt độ môi trường cao cũng làm cho dậy thì muộn. Những bê cái hậu bị giống thịt được nuôi ở 10o C, đạt được dậy thì lúc 10,5 tháng tuổi, nhưng những bê cái tương tự được nuôi ở 270 C, phải đến 13 tháng tuổi mới dậy thì. Những yếu tố ngoại cảnh khác có thể làm chậm dậy thì gồm có sức khoẻ kém và chuồng trại vệ sinh kém.

Trâu tơ lỡ thường xuất hiện các biểu hiện động dục lúc 30-36 tháng tuổi, cá biệt có con xuất hiện sớm hơn lúc 24 tháng tuổi.

 

 

Sự hiện diện của những con trâu bò cái trưởng thành khác và của trâu bò đực trong đàn làm cho trâu bò tơ xuất hiện động dục sớm hơn.

2.2.2.   Chu kỳ tính và hiện tượng động dục

Sau tuổi dậy thì các buồng trứng có hoạt động chức năng và con vật có biểu hiện động dục theo chu kỳ. Chu kỳ này bao gồm các sự kiện để chuẩn bị cho việc giao phối, thụ tinh và mang thai. Nếu sự mang thai không xảy ra, chu kỳ lại được lặp đi lặp lại. Một chu kỳ sinh dục như vậy được tính từ lần động dục này dến lần động dục tiếp theo.

Thời gian của một chu kỳ động dục ở bò trung bình là 21 ngày, dao động trong khoảng 18-24 ngày. Chu kỳ ngắn hơn là “bất bình thường”, còn chu kỳ dài hơn (nhất là những trường hợp dài hơn 18-24 ngày) có thể do không phát hiện được động dục. Những độ dài chu kỳ quãng 30-35 ngày có thể là “động dục giả” xảy ra sau khi phối giống hoặc phản ánh hiện tượng chết phôi sớm.

Chu kỳ động dục của trâu dao động khá lớn, từ 15-35 ngày (trung bình 21-22 ngày). Các phương pháp phát hiện động dục thông qua các triệu chứng chưa được khẳng định chắc chắn. Tin cậy nhất vẫn là dùng trâu đực thí tình. Sự sinh sản của trâu mang tính mùa vụ khá rõ rệt, trâu động dục tập trung vào mùa thu đông, mùa xuân, còn mùa hè nóng nực thì tỷ lệ động dục rất thấp

Nhiều nhà nghiên cứu đã chia chu lỳ động dục của trâu bò thành 4 giai đoạn (hình 6) gồm: tiền động dục, động dục, hậu động dục và thời kỳ yên tĩnh. Tiền động dục và động dục thuộc về pha noãn bao (follicular phase), còn thời kỹ hậu động dục và yên tĩnh thuộc về pha thể vàng (luteal phase) của chu kỳ.

Các giai đoạn của chu kỳ động dục ở bò

  • Tiền động dục (proestrus): Đây là giai đoạn diễn ra ngay trước khi động dục. Trong giai đoạn này trên buồng trứng một noãn bao lớn bắt lớn nhanh (sau khi thể vàng của chu kỳ trước bị thoái hoá). Vách âm đạo dày lên, đường sinh dục tăng sinh, xung huyết. Các tuyến sinh dục phụ tăng tiết dịch nhờn trong suốt, khó đứt. Âm môn hơi bóng mọng. Cổ tử cung hé mở. Con vật bỏ ăn, hay kêu rống và đái rắt. Có nhiều bò đực theo trên bãi chăn, nhưng con vật vẫn chưa chịu đực.
  • Động dục (oestrus) : Đây là một thời kỳ ngắn biểu hiện hiện tượng "chịu đực" của con cái. Thời gian chịu đực dao động trong khoảng 6-30 giờ, bò tơ trung bình 12 giờ, bò cái sinh sản 18 giờ. Thời gian chịu đực cũng có biến động giữa các cá thể. Bò cái trong điều kiện khí hậu nóng có thời gian chịu đực ngắn hơn (10-12 giờ) so với bò cái xứ lạnh (trung bình 18 giờ). Thời gian chịu đực ở trâu là 15-20 giờ và thời điểm phối giống cho kết quả đậu thai cao là gần với thời điểm kết thúc chịu đực. Trong thời gian chịu đực niêm dịch

 

 

chảy ra nhiều, càng về cuối càng trắng đục như hồ nếp, độ keo dính tăng. Âm môn màu hồng đỏ, càng về cuối càng thẩm. Cổ tử cung mở rộng, hồng đỏ. Con vật chịu đực cao độ.

Chú ý: Trâu bò cái trong các giai đoạn khác của chu kỳ động dục sẽ nhảy lên những con cái chịu đực nhưng không cho con khác nhảy lên nó. Do đó, đứng yên cho con khác nhảy lên là biểu hiện tập tính đặc thù mạnh mẽ nhất của chịu đực ở trâu bò cái.

  • Hậu động dục (metoestrus)

Giai đoạn này được tính từ lúc con vật thôi chịu đực đến khi cơ quan sinh dục trở lại trạng thái bình thường (khoảng 5 ngày). Con cái thờ ơ với con đực và không cho giao phối.

Niêm dịch trở thành bã đậu. Sau khi thôi chịu đực 10-12 giờ thì rụng trứng. Khoảng 70% số lần rụng trứng vào ban đêm. Có khoảng 50% trâu bò cái và 90% trâu bò tơ bị chảy máu trong giai đoạn này. Có một ít máu dính ở đuôi quãng 35-45 giờ sau khi kết thúc chịu đực. Hiện tượng chảy máu không phải là vật chỉ thị cho sự có chửa hoặc không thụ thai.

  • Giai đoạn yên tĩnh (dioestrus)

Đây là giai đoạn yên tĩnh giữa các chu kỳ động dục được đặc trưng bởi sự tồn tại của thể vàng (corpus luteum). Nếu không có chửa thì thể vàng sẽ thành thục khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng và tiếp tục hoạt động (tiết progesteron) trong vòng 8-9 ngày nữa và sau đó thoái hoá. Lúc đó một giai đoạn tiền động dục của một chu kỳ mới lại bắt đầu.

Nếu trứng được thụ tinh thì giai đoạn này được thay thế bằng thời kỳ mang thai (thể vàng tồn tại và tiết progesteron), đẻ và một thời kỳ không có hoạt động chu kỳ tính sau khi đẻ.

2.2.3.   Điều hoà chu kỳ động dục

  • Liên hệ thần kinh-nội tiết giữa vùng dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng

 

Các liên hệ trong trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng

Hoạt động sinh dục của trâu bò cái được điều hoà sự phối hợp thần kinh-nội tiết trong trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng (hình 7). Thông tin nội tiết được bắt đầu bằng

 

 

việc tiết GnRH (Gonadtrophin Releasing Hormone) từ vùng dưới đồi (Hypothalamus). GnRH tác động làm chuyển đổi thông tin thần kinh trong não thành tín hiệu nội tiết để kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết hai loại hóc-môn gonadotropin là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Luteinizing Hormone). FSH và LH được tiết vào hệ tuần hoàn chung và được đưa đến buồng trứng, kích thích buồng trứng phân tiết estrogen, progesteron và inhibin. Các hóc-môn buồng trứng này cũng có ảnh hưởng lên việc tiết GnRH, FSH và LH thông qua cơ chế tác động ngược. Progesteron chủ yếu tác động lên vùng dưới đồi để ức chế tiết GnRH, trong khi đó estrogen tác động lên thuỳ trước tuyến yên để điều tiết FSH và LH. Inhibin chỉ kiểm soát (ức chế) việc tiết FSH.

  • Điều hoà hoạt động chu kỳ tính và động dục

Chu kỳ động dục ở trâu bò cái có liên quan đến những sự kiện kế tiếp nhau trong buồng trứng, tức là sự phát triển noãn bao, rụng trứng, sự hình thành và thoái hoá của thể vàng, dẫn đến hiện tượng động dục. Các sự kiện này được điều hoà bởi trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng thông qua các hóc-môn (hình 7). Những biến đổi về nội tiết, sinh lý và hành vi liên quan đến hiện tượng động dục được phác hoạ ở hình 8.

Trước khi động dục xuất hiện (tiền động dục), dưới tác dụng của FSH do tuyến yên tiết ra, một nhóm noãn bao buồng trứng phát triển nhanh chóng và sinh tiết estradiol với số lượng tăng dần. Estradiol kích thích huyết mạch và tăng trưởng của tế bào đường sinh dục cái để chuẩn bị cho quá trình giao phối và thụ tinh. FSH cùng với LH thúc đẩy sự phát triển của noãn bao đến giai đoạn cuối.

 

Những biến đổi về nội tiết, sinh lý và hành vi liên quan đến hiện tượng động dục ở trâu bò cái (Jainudeen và cs., 1993)

Khi hàm lượng estradiol trong máu cao sẽ kích thích thần kinh gây ra hiện tượng động dục. Sau đó (hậu động dục) trứng sẽ rụng sau một đợt sóng tăng tiết LH (LH surge) từ

 

 

tuyến yên. Sóng này hình thành do hàm lượng estradiol trong máu cao kích thích vùng dưới đôì tăng tiết GnRH. Sóng LH cần cho sự rụng trứng và hình thành thể vàng vì nó kích thích trứng chín, làm tăng hoạt lực các enzym phân giải protein để phá vỡ các mô liên kết trong vách noãn bao, kích thích noãn bao tổng hợp prostaglandin là chất có vai trò rất quan trọng trong việc làm vỡ noãn bao và tạo thể vàng.

Sau khi trứng rụng thể vàng được hình thành trên cơ sở các tế bào ở đó được tổ chức lại và bắt đầu phân tiết progesteron. Hóc-môn này ức chế sự phân tiết gonadotropin (FSH và LH) của tuyến yên thông qua hiệu ứng ức chế ngược, do đó mà ngăn cản động dục và rụng trứng cho đến chừng nào mà thể vàng vẫn còn hoạt động (pha thể vàng của chu kỳ).

Tuy nhiên, trong pha thể vàng (luteal phase) các hóc-môn FSH và LH vẫn được tiết ở mức cơ sở dưới kích thích cuả GnRH và ức chế ngược của các hocmôn steroid và inhibin từ các noãn bao đang phát triển. FSH ở mức cơ sở (thấp) này kích thích sự phát triển của các noãn bao buồng trứng và kích thích chúng phân tiết inhibin. Mức LH cơ sở cùng với FSH cần cho sự phân tiết estradiol từ các noãn bao lớn và progesteron từ thể vàng trong thời kỳ “yên tĩnh” của chu kỳ.

Thực ra trong mỗi chu kỳ động dục không phải chỉ có một noãn bao phát triển mà có nhiều noãn bao phát triển theo từng đợt sóng với khoảng cách đều nhau. đối với bò thường có 2-3 đợt sóng/chu kỳ. Mỗi đợt sóng như vậy được đặc trưng bởi một số noãn bao có nang nhỏ cùng bắt đầu phát triển, sau đó 1 noãn bao được chọn thành noãn bao trội, noãn bao trội này sẽ ức chế sự phát triển tiếp theo của các noãn bao cùng phát triển còn lại trong nhóm đó. Sự ức chế của noãn bao trội này thông qua inhibin do nó tiết ra làm ức chế tiết FSH của tuyến yên. Tuy nhiên, chừng nào còn có mặt của thể vàng (hàm lượng progesteron trong máu cao) thì noãn bao trội không cho trứng rụng được mà bị thoái hoá và một đợt sóng phát triển noãn bao mới lại bắt đầu (hình 11).

 

Các sóng phát triển noãn bao trong một chu kỳ tính (Ginther và cs., 1989)

Nếu trứng rụng của chu kỳ trước không được thụ thai thì đến ngày 17-18 của chu kỳ nội mạc tử cung sẽ tiết prostaglandin F2a, hóc-môn này có tác dụng làm tiêu thể vàng và kết thúc pha thể vàng của chu kỳ. Noãn bao trội nào có mặt tại thời điểm này sẽ có khả năng

 

 

cho trứng rụng nhờ có hàm lượng progesteron trong máu thấp. Việc giảm hàm lượng progesteron sau khi tiêu thể vàng làm tăng mức độ và tần số tiết GnRH và do đó mà tăng tiết LH của tuyến yên. Kết quả là noãn bao tiền rụng trứng (trội) tăng sinh tiết estradiol và gây ra giai đoạn tiền động dục (pha noãn bao) của một chu kỳ mới.

Tuy nhiên, nếu trứng rụng trước đó đã được thụ tinh thì thể vàng không tiêu biến và không có trứng rụng tiếp. Thể vàng trong trường hợp này sẽ tồn tại cho đến gần cuối thời gian có chửa để duy trì tiết progesteron cần cho quá trình mang thai. Thể vàng thoái hoá trước khi đẻ và chỉ sau khi đẻ hoạt động chu kỳ của trâu bò cái mới dần dần được hồi phục.

2.3.   Thụ tinh và mang thai

2.3.1.   Thụ tinh

Là sự kết hợp của trứng và tinh trùng xảy ra ở ống dẫn trứng. Quá trình thụ tinh bắt đầu khi một tế bào tinh trùng được chọn lọc và xâm nhập vào trong tế bào trứng. Sự thụ tinh ở bò cái xảy ra ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng.

Khi trâu bò cái động dục được phối giống, hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo, gần cổ tử cung. Tinh trùng di chuyển qua cổ tử cung vào thân tử cung. Còn trong PGNT tinh trùng được bơm ngay vào thân tử cung. Đa số tinh trùng đến được vị trí thụ tinh trong vòng 2-4 giờ sau khi phối giống. Chúng không bơi, mà đúng hơn là di chuyển nhờ vào sự co bóp của cơ tử cung và ống dẫn trứng. ở trong tử cung và ống dẫn trứng, tinh trùng có thể duy trì khả năng thụ tinh với trứng trong khoảng 15-20 giờ. Sự rụng trứng xảy ra từ 10– 14 giờ sau kết thúc động dục. Trứng trưởng thành chỉ có thể sống được khoảng 4-6 giờ, vì vậy sự thụ tinh chỉ xảy ra trong vòng 4 giờ sau khi rụng trứng.

Vì giới hạn thời gian tinh trùng có thể sống trong ống dẫn trứng nên không được phối giống khi mới bắt đầu giai đoạn động dục hoặc quá muộn. Một quy luật quan trọng trong PGNT là cần phối giống cho bò cái ở nửa sau của giai đọan động dục.

Sau khi thụ tinh, trứng được thụ tinh (phôi) vận chuyển từ ống dẫn trứng và đến sừng tử cung cần khoảng 5-6 ngày. Do đó, khi trứng được thụ tinh về đến tử cung thì thường ở giai đoạn phôi dâu. Áp dụng vào cấy truyền phôi, người ta tiến hành thu hoạch phôi bò sau khi động dục hay do siêu bào noãn và đã phối giống được 7 ngày.

2.3.2. Mang thai

Sau khi thụ tinh, trứng được thụ tinh phân chia thành hai tế bào, từ hai tế bào phân chia thành bốn tế bào, từ bốn tế bào phân chia thành tám tế bào. Trong thời gian đó, phôi di chuyển qua ống dẫn trứng đi vào sừng tử cung phía có thể vàng để làm tổ. Lúc này, sự phân chia tế bào vẫn tiếp tục, hình thành túi phôi và phôi làm tổ tại sừng tử cung. Sau một vài tuần những cơ quan của thai bắt đầu được hình thành.

Vào ngày thứ 10 hình thành màng nhau ngoài (màng đệm). Ngày 17 hình thành màng ối, màng niệu cũng được hình thành. Khoảng trống giữa các màng bào thai được chứa đầy dịch. Các màng này kết hợp với nhau tạo thành nhau thai.

Lúc 33-35 ngày thì phôi bò đạt kích thước 1-2cm, lúc màng nhau thai gắn chặt với vách tử cung thông qua màng đệm. Cuối tháng thứ hai nó phát triển thành hình một con bê nhỏ có chiều dài khoảng 8cm. Sau ba tháng có hình thù rõ ràng là một con bê.

Chức năng của các màng nhau thai

  • Bảo vệ bào thai
  • Tạo cầu nối giữa mẹ và bào thai
  • Phân tiết progesteron

 

 

  • Làm giãn rộng đường sinh dục trong khi đẻ

Thời gian mang thai của một số gia súc

 

Gia súc

 

Thời gian mang thai

 

Tuổi tối thiểu cho sinh sản

 

 

40 tuần (9 tháng 10 ngày)

 

15 - 24 tháng

 

Trâu

 

46 tuần (10 tháng 15 ngày)

 

24 - 36 tháng

 

Ngựa

 

48 tuần (11 tháng)

 

18 tháng

 

Dê, Cừu

 

22 tuần (5 tháng)

 

6 - 12 tháng

 

Thỏ

 

30 ngày

 

6 tháng

Những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thời gian mang thai:

  • Giới tính và kích thước của bào thai, kinh nghiệm cho thấy thai con đực đẻ muộn hơn so với thai của con cái.
  • Trâu bò chửa đa thai đẻ sớm hơn.
  • Trâu bò tơ có thời gian mang thai ngắn hơn trâu bò đã sinh sản một vài ngày. Thường một con trâu bò cái chỉ đẻ một bê nghé. Thỉnh thoảng có đẻ sinh đôi.

Sinh đôi có thể phát triển từ một trứng được thụ tinh (sinh đôi cùng trứng). Tuy nhiên, hầu hết nó phát triển từ hai trứng được thụ tinh (sinh đôi khác trứng).

Sinh đôi cùng trứng có cùng kiểu di truyền, bởi vậy nó có cùng giới tính, hình dáng bên ngoài và các đặc điểm khác. Sinh đôi khác trứng không có cùng kiểu di truyền. Khi sinh đôi hai bê có giới tính khác nhau, con bê cái hầu hết là vô sinh (85-90%).

Những dấu hiệu của sự phát triển của thai

Trong thực tế không phải lúc nào ta cũng có đủ số liệu phối giống của một trâu bò cái, vì vậy nhiều trường hợp phải khám thai để xác định bò đã mang thai chưa, nếu mang thai thì tuổi thai là mấy tháng ?

Khi bò mang thai được 4,5 tháng, bào thai đạt 10 % khối lượng sơ sinh. Lúc 7 tháng, bào thai đạt được một nửa khối lượng sơ sinh. Khi tuổi của bào thai lớn hơn, khối lượng tăng với tốc độ nhanh hơn.

Khi bào thai được 7,5 tháng tuổi thì cơ thể được bao phủ hoàn toàn bằng lông. Lúc thai 6 tháng kích thước bào thai đạt được nửa chiều dài của bê lúc sinh ra.

Kích thước của bào thai bò qua các tháng tuổi

 

Tuần/ tháng tuổi

 

Kích thước của bào thai

Lúc 7 tuần

Kích thước của bào thai bằng con chuột nhắt (5 cm)

Khoảng 3 tháng

Kích thước của bào thai bằng con chuột lớn (15 -17 cm)

4 - 5 tháng

Khối lượng của bào thai bằng 10 % khối lượng sơ sinh

 

 

 

5 tháng

Kích thước của bào thai bằng con mèo lớn (35cm)

6 tháng

Thai dài bằng nửa chiều dài của con bê mới đẻ

7 tháng

Khối lượng của bào thai bằng 1/2 khối lượng sơ sinh

7,5 tháng

Bào thai có thể sống được

9 tháng

Thai dài 80– 90 cm, khối lượng 30– 55 kg.

 

 

Những biểu hiện của trâu bò mang thai

Không động dục lại. Dấu hiệu đầu tiên dự đoán trâu bò có thể mang thai là không thấy bò động dục lại. Tuy nhiên, điều này không chắc chắn lắm vì có thể bò đã qua chu kì động dục nhưng không phát hiện được.

Kích thước bụng. Khi trâu bò mang thai 4 tháng trở lên, kích thước bụng tăng dần.

Điều này có thể quan sát được khi đứng phía sau. Dạ cỏ đẩy tử cung sang bên phải.

Bầu vú. Sản lượng sữa ở bò mang thai giảm nhanh hơn ở bò không mang thai. Trong thời gian cạn sữa, trước khi đẻ 4 tuần, bầu vú bắt đầu căng lên là do sự phát triển của mô bầu vú và hình thành chất dịch. Ơ bò tơ kích thước bầu vú bắt đầu tăng lên sớm hơn bò đã sinh sản.

Sự vận chuyển của bào thai: Sau khi trâu bò mang thai được 6 tháng, sờ tay vào mạn sườn bên phải có thể cảm nhận được sự vận chuyển của thai.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: