LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BÒ

18/03/2024

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BÒ

TỔNG QUÁT VỀ THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BÒ

 

1.   LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BÒ

1.1.   Lịch sử phát triển thụ tinh nhân tạo trên thế giới

Thụ tinh nhân tạo (TTNT) hay phối giống nhân tạo (PGNT) ra đời từ thế kỷ XIV (năm 1322), đánh dấu bằng câu chuyện lấy giống ngựa của một tù trưởng người Ả Rập. Ông này muốn có giống ngựa quý của bộ tộc láng giềng nên yêu cầu người chăn ngựa của mình phải tạo được giống ngựa này. Người chăn ngựa tuân lệnh. Một hôm có một con ngựa cái trong chuồng của anh ta động dục, chờ đến tối anh ta lẻn sang chuồng ngựa của bộ tộc nọ. Thấy một con ngựa đực và một con ngựa cái đang giao phối. Chờ ngựa đực nhảy xong, anh ta lấy chiếc khăn của mình nhét vào âm đạo ngựa cái rồi lấy ra đưa về nhét ngay vào âm đạo của con ngựa cái đang động dục của mình. Sau đó con ngựa cái đẻ ra một con ngựa con giống hệt con ngựa đực của bộ lạc nọ.

Tuy nhiên, đến thế kỷ XVI - XVII, PGNT mới được các nhà khoa học nghiên cứu trên côn trùng và cá.

Năm 1720, WeL Ztheim đã làm thí nghiệm PGNT lần đầu tiên cho động vật có xương sống.

Năm 1779, Lazaro Spallanzani (Ý) làm thí nghiện PGNT thành công trên chó.

Năm 1900, PGNT cho chó phát triển mạnh ở Anh và Pháp. Tuy nhiên PGNT trên trâu bò cũng chưa thực hiện được do gặp khó khăn trong việc lấy tinh.

Năm 1913 Ivanov (Nga) đã đưa ra một loạt các môi trường pha loãng tinh dịch bò khác nhau và được dùng để pha loãng tinh dịch bò và cừu.

Đến năm 1914, Amanta (Ý) phát minh ra âm đạo giả để lấy tinh cho chó. Về sau các nhà nghiên cứu đã cải tiến dần âm đạo giả này để lấy tinh bò và ta có được một âm đạo giả lấy tinh trâu bò thuận tiện như ngày nay.

Bước ngoặt quan trọng trong kỹ thuật bảo quản tinh dịch có thể đánh dấu bằng hội nghị quốc tế về sinh sản gia súc năm 1955. Tại đây Polge và Rowson đã công bố kết quả thí nghiệm về sản xuất tinh bò đông lạnh. Tinh bò bảo quản  nhiệt độ –800C có thể dùng được trong nhiều năm. Sau đó, các nhà khoa học đã dùng khí hóa lỏng để bảo quản tinh bò (nitơ).

Việc ứng dụng PGNT vào chăn nuôi gia súc phát triển mạnh, nhất là ở các nước Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đan Mạch và Hà Lan. Đến năm 1955-1960, 50% đàn bò của các nước châu Âu đã phối giống bằng phương pháp PGNT.

 

 

1.2.   Lịch sử phát triển của ngành thụ tinh nhân tạo trâu bò ở Việt Nam

Năm 1960 Trung Quốc giúp Việt Nam nuôi bò sữa và thực hiện PGNT bò bằng tinh lỏng và dùng mỏ vịt.

Năm 1970 nhờ sự giúp đỡ của Cuba, Trạm bò đực giống Ba Vì được xây dựng và đưa vào nuôi dưỡng 50 con bò đực giống, khai thác sản xuất tinh lỏng cung cấp cho việc phối giống cải tạo đàn bò các tỉnh phía Bắc. Song song sản xuất tinh lỏng, việc thử nghiệm sản xuất tinh đông viên vẫn được thực hiện và thành công năm 1974. Từ đây sử dụng tinh đông viên thay thế cho tinh lỏng trong phối giống nhân tạo được sử dụng. Hệ thống PGNT ở các tỉnh phía bắc được hình thành, mỗi tỉnh có một trạm PGNT làm vệ tinh mà trung tâm là trạm bò đực giống Ba Vì.

Năm 1976 đổi tên Trạm bò đực giống Ba Vì thành “Trung tâm bò đực giống Ba Vì”.

Năm 1978 thành lập trạm vùng thứ nhất và đặt tại Sài Gòn, nhằm cung cấp tinh kịp thời cho miền Nam triển khai PGNT.

Năm 1987 thành lập trạm vùng thứ hai đặt trụ sở tại Đà Nẵng, cung cấp tinh bò đông lạnh cho các tỉnh miền Trung.

Năm 1982 thành lập trạm vùng thứ ba đặt trụ sở tại Vinh-Nghệ An, cung cấp tinh bò đông lạnh cho các tình Bắc miền Trung.

Năn 1984 sát nhập hệ thống PGNT từ Trung tâm tinh đông viên Moncada vào công ty Trâu bò cấp I (Từ Sơn – Bắc Ninh) và tăng thêm ba trạm vùng: Cầu Cấm (miền Nam), Thanh Ninh (Thanh Hoá) và Đoan Hùng (Vĩnh Phú)

Năm 1985 thành lập thêm vùng Trạm số 7 đặt ở Nha Trang - Khánh Hòa, cung cấp tinh bò đông lạnh cho các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Có thể nói từ đây Việt Nam có hệ thống PGNT bò. Tuy nhiên do cơ chế thay đổi nên PGNT cũng giảm sút trong những năm 1987-1994.

Năm 1995 nhờ chương trình cải tạo bò vàng Việt Nam do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ (Cr.VN. 2561), PGNT lại phát triển mạnh. Chương trình Cr.VN. 2561 đã cung cấp cho mạng lưới PGNT hàng chục xe ôtô chuyên dùng, hàng trăm bình phích chuyên dùng trong PGNT và đã tạo ra hàng trăm dẫn tinh viên cho 27 tỉnh thành. Nhờ vậy mà hàng năm đã tiêu thụ hàng trăm ngàn liều tinh đông viên.

Sau khi chương trình Cr.VN. 2561 kết thúc phong trào PGNT có phần lắng xuống. Sự ra đời của Công ty Kỹ thuật truyền giống gia súc TW năm 2001, nay là Trung tâm Giống gia súc lớn TW (thuộc Viện Chăn nuôi), là một điểm nhấn quan trọng, đã khâu nối lại mạng lưới PGNT và chỉ đạo kịp thời đưa vào hoạt động có hiệu quả nhờ đó mà hàng năm tiêu thụ tinh cho PGNT tăng lên đáng kể (bình quân 600 - 800 ngàn liều tinh bò đông lạnh/năm).

Đối với trâu, việc phát triển phối giống nhân tạo khó khăn hơn do đặc tính sinh học của trâu phức tạp hơn bò, trâu cái thường động dục ẩn và công nghệ sản xuất tinh trâu khó khăn hơn sản xuất tinh bò. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương đã nghiên cứu được công nghệ sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ đưa và sản xuất đại trà. Bước đầu đã đạt được những kết quả cao, tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ thương hiệu VINALICA có hoạt lực A ≥ 40%, đảm bảo chất lượng giống, chất lượng tinh tốt.

Có được kết quả đó phải nói đến chủ trương của Đảng, Chính Phủ, sự quan tâm của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ và các địa phương.

2.   THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ TRONG THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BÒ

2.1.   Ưu điểm

  • Kinh tế: TTNT mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phối giống trực tiếp.

 

 

  • Cải tạo giống: TTNT góp phần tích cực vào cải tạo giống. Trong một thời gian ngắn trên một diện rất rộng có thể cải tạo xong giống kém hiệu quả.
  • Vệ sinh phòng bệnh: TTNT ngăn ngừa được việc lây truyền bệnh dịch. Đặc biệt là bệnh lây qua đường sinh dục.

2.2.   Hạn chế

  • Phối giống nhân tạo cần đầu tư ban đầu xứng đáng như ôtô, bình phích đào tạo DTV (tuy nhiên hiệu quả đem lại cao sẽ làm cho hạn chế này không có ý nghĩa).
  • Sự thành công của TTNT trâu, bò phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, nhận thức và tập quán của người chăn nuôi, của cán bộ kỹ thuật TTNT và giao thông đi lại.
  • Hạ tầng cơ sở đòi hỏi tương đối phát triển, những vùng chưa phát triển ít hiệu quả.

 

  1. TINH TRÂU BÒ ĐÔNG LẠNH CỌNG RẠ VÀ CÔNG NGHỆ CẤY TRUYỀN PHÔI

3.1.   Tinh trâu bò đông lạnh cọng rạ VINALICA

Công tác PGNT bò ở Việt Nam sử dụng tinh viên đông lạnh từ năm 1974, được sản xuất tại Trung tâm tinh đông viên Moncada. Cho đến năm 1997 nhờ chương trình cải tạo bò vàng Việt Nam do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ (Cr.VN. 2561) bắt đầu nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ và nhập khẩu máy móc thiết bị. Năm 2002 nhờ dự án “Nâng cao kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò” với sự tài trợ của tổ chức Jica - Nhật Bản đã nâng cấp, hoàn thiện dây truyền công nghệ sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ (dây truyền máy móc được nhập từ hãng Minitupe của Đức).

- Ưu điểm của tinh đông lạnh cọng rạ: Trên vỏ cọng rạ ghi được những thông tin cần thiết về giống, số hiệu đực giống, ngày tháng năm sản xuất, tên cơ sở sản xuất; thuận tiện cho công tác quản lý, bảo quản lưu giữ tinh đông lạnh; thuận tiện cho khâu ghi chép số liệu khi PGNT phục vụ cho công tác quản lý giống, tránh phối đồng huyết ... Hiện nay tinh đông lạnh cọng rạ đã được dùng 100% trong công tác PGNT trâu bò trên toàn thế giới.

 

Bảng đăng ký tiêu chuẩn chất lượng tinh trâu bò đông lạnh thương hiệu VINALICA

 

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Bò sữa HF

Bò thịt cao sản

Bò Brahman

Trâu

1

Thể tích cọng rạ (V)

ml

0,25

0,25

0,25

0,25

 

2

Số lượng tinh trùng sống trong 1 cọng rạ trước khi giải đông

 

Tr/CR

 

³ 25

 

³ 25

 

³ 25

 

³ 25

3

Hoạt lực sau khi giải đông (A)

%

³ 40

³ 40

³ 40

³ 40

4

Tỷ lệ thụ thai lần phối đầu

%

50

60

60

50

 

5

 

Màu sắc vỏ cọng rạ (CR)

 

Xanh nước biển

 

Nâu nhạt

 

Vàng

-Trâu Ngố: Đỏ

-Trâu Murrah: Xanh lá mạ

6

Tên thương hiệu tinh

VINALICA

7

Các thông số ghi trên CR

Mã nước; Giống bò; Số hiệu bò đực giống; Ngày sản xuất và tên thương hiệu (VINALICA).

 

 

Ghi thông tin trên vỏ cọng rạ

 

 

 

                                                                                     

 

*   Quy trình sản xuất tinh trâu bò đông lạnh cọng rạ:

Sản xuất tinh trâu bò đông lạnh cọng rạ cần tuân theo quy trình rất nghiêm ngặt, chặt chẽ, cần có sự phối hợp ăn ý giữa các cán bộ kỹ thuật, giữa các khâu, vận hành các thiết bị máy móc hiện đại; đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và chuẩn mực cao. Quy trình sản xuất tinh trâu bò đông lạnh được tóm tắt như sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ máy móc sẵn sàng, các dụng cụ, thiết bị được vô trùng; lòng đỏ chứng gà và hoá chất để pha chế môi trường trước khi vào sản xuất.
  • Trâu bò đực giống sau khi đã được chuẩn bị, khai thác tinh bằng âm đạo giả, ống đựng tinh có chia vạch ml và gắn số hiệu đực giống; tinh dịch sau khi được khai thác, ngay lập tức chuyển vào buồng kết nối với phòng sản xuất.
  • Tinh dịch trong phòng sản xuất, trước tiên phải ghi vào sổ: số hiệu đực giống, thể tích khai thác, màu sắc và mùi tinh dịch, rồi tiến hành kiểm tra chất lượng tinh nguyên:

+ Kiểm tra hoạt lực bằng kính hiển vi có màn hình, yêu cầu hoạt lực ≥ 70%.

+ Kiểm tra pH bằng phương pháp so màu (pH thường dao động: 6,2 – 6,8).

+ Đo nồng độ tinh trùng bằng máy Photometer SDM4, SDM5, yêu cầu nồng độ ≥ 0,8

 

tỷ/ml.

 

+ Kiểm tra tỷ lệ tinh trùng sống/chết bằng đếm 500 tinh trùng trên kính hiển vi theo

 

phương pháp của Milovanov, yêu cầu tỷ lệ tinh trùng sống ≥ 85%

+ Kiểm tra tinh trùng kỳ hình: Định kỳ kiểm tra 3 tháng/ lần với mỗi đực giống. kiểm tra theo phương pháp của Milovanov, yêu cầu tỷ lệ kỳ hình ≤ 20%.

- Pha chế và cân bằng tinh dịch: Tinh dịch được đưa vào pha chế và cân bằng sau khi đã đạt các tiêu chuẩn sau: Hoạt lực tinh trùng ≥ 70%; Nồng độ ≥ 0,8 tỷ tinh trùng/1ml; Thể tích ≥ 3ml; Kỳ hình ≤ 20%. Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn trên thì loại bỏ ngay lập tức.

+ Có hai loại môi trường để pha chế: môi trường A không có glycerin và môi trường B có Glycerin; tính toán lượng môi trường cần pha cho mỗi mẫu tinh khai thác.

+ Pha loãng lần 1 với môi trường A rồi đặt trong tủ bảo ôn 040 C 60 – 90 phút.

+ Pha loãng lần 2 với môi trường B theo cách nhỏ giọt cộng khuấy từ và tiến hành trong tủ bảo ôn 040 C.

+ In cọc rạ: Tính toán lượng CR cần in cho mỗi mẫu tinh và tiến hành in.

+ Nạp hàn cọng rạ: sau khi hoàn tất pha loãng lần 2, tiến hành nạp hàn cọng rạ trong tủ bảo ôn 040 C.

 

 

+ Cân bằng glycerin: sau khi nạp hàn CR xong, rải CR lên khay riêng biệt của từng đực giống và đặt trong tủ cân bằng 040 C với thời gian 2 – 4 giờ.

  • Đông lạnh tinh cọng rạ: Sau thời gian cân bằng Glycerin sẽ tiến hành đông lạnh tinh cọng rạ bằng máy đông lạnh tự động. Tinh cọng rạ sau khi được đông lạnh sẽ bảo quản trong nitơ lỏng (- 1960 C) trong các bình chuyên dụng.
  • Kiểm tra hoạt lực tinh cọng rạ sau đông lạnh: Sau khi đông lạnh 24 giờ mới lấy mẫu kiểm tra hoạt lực, yêu cầu hoạt lực ≥ 40% mới được phép đưa vào lưu thông trên thị trường để PGNT cho trâu bò; nếu hoạt lực < 40% thì loại bỏ lô tinh đó ngay lập tức.
  • Hàng tháng Trung tâm thành lập hội đồng KCS, kiểm tra chất lượng và nghiệm thu trước khi đưa về Ngân hàng tinh bảo quản và cung ứng cho các tỉnh thành trong cả nước. KCS bằng cách lẫy mẫu theo từng ngày sản xuất của từng số hiệu đực giống để kiểm tra hoạt lực sau giải đông, hoạt lực ≥ 40% mới được phép nghiệm thu; nếu hoạt lực < 40% thì loại bỏ lô tinh đó ngay lập tức.

*  Cách bảo quản, sử dụng tinh đông lạnh cọng rạ:

  • Tinh đông lạnh cọng rạ phải luôn luôn bảo quản ngập trong Nitơ lỏng (nhiệt độ - 1960 C) trong các bình chuyên dụng; mọi thao tác kiểm đếm và bàn giao tinh phải tiến hành trong nitơ lỏng.
  • Tinh cọng rạ có hai đầu, một đầu có nút bông và một đầu hàn. Trong bảo quản tinh cọng rạ để theo phương thẳng đứng, đầu nút bông ở dưới và đầu hàn ở trên (nếu để đầu hàn xuống dưới và đầu nút bông lên trên, khi lấy cọng rạ ra ngoài sẽ bị phụt bay mất nút bông, cọng rạ này coi như bị hỏng). Khi tiến hành giải đông tinh cọng rạ trong cốc nước giải đông để PGNT, lưu ý thả cọng rạ vào cốc nước giải đông theo phương thẳng đứng, đầu bông xuống dưới và đầu hàn ở trên.

3.2.   Tinh phân biệt giới tính

*   Nguyên lý sản xuất tinh phân biệt giới tính

Để tạo ra gia súc đực, gia súc cái theo ý muốn phải dựa trên nguyên lý cơ bản:

  • Ở gia súc cái sản sinh ra tế bào trứng, tế bào trứng có n nhiễm sắc thể (NST) thường và 1 nhiễm sắc thể giới tính X (mang tính cái).
  • Ở cơ thể gia súc đực sản sinh ra tinh trùng có 2 loại: Một loại có n NST thường và 1 nhiễm sắc thể giới tính X; một loại có n NST thường và 1 nhiễm sắc thể giới tính Y (mang tính đực).

Trong quá trình thụ tinh nếu trứng gặp tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thì hợp tử sẽ có NST giới tính XX và phát triển thành con cái. Nếu tế bào trứng gặp tinh trùng mang NST Y thì hợp tử sẽ có NST giới tính XY và phát triển thành con đực.

X + X = XX (sinh con cái) X + Y = XY (sinh con đực)

Vì vậy muốn tạo ra gia súc đực, cái theo ý muốn thì phải tách được tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y để phối giống cho gia súc cái động dục.

* Sản xuất và sử dụng tinh phân biệt giới tính

Để phân tách riêng tinh trùng giới X, Y riêng có nhiều phương pháp, nhưng phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất là Phương pháp phân tách tinh trùng giới tính bằng dòng

 

 

chảy tế bào (Flow Cytometric Sexing Technology). Phương pháp này đã được công nghệ hóa bằng Máy phân tách tinh trùng giới tính bằng dòng chảy tế bào (Flow cytometric sexing Sorter).

Máy hoạt động dựa trên nguyên lý do sự khác nhau về lượng DNA của các nhiễm sắc thể trong các tế bào tinh trùng X và Y. Trong tinh dịch, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X lớn hơn, chứa DNA nhiều hơn so với nhiễm sắc thể của tinh trùng Y; ở bò, mức chênh lệch là 3,8%, ở lợn là 3,6%. Khi được nhuộm bằng màu huỳnh quang, tinh trùng X sẽ hấp phụ màu huỳnh quang nhiều hơn tinh trùng Y; tinh trùng X mang điện tích (-) và tinh trùng Y mang điện tích (+). Dựa vào sự chênh lệch này và nhờ sự hỗ trợ của các ngành khoa học khác, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã sáng chế ra máy phân tách tinh trùng giới tính BECKMAN com MoFlo XDP’s.

 

 

Mô phỏng máy tách lọc tinh trùng (BECKMAN com MoFlo XDP’s)

 

  • Đặc điểm của tinh cọng rạ phân biệt giới tính: Số lượng tinh trùng trong 1 cọng chỉ có tối đa 2,5 triệu/CR, nhỏ hơn 1/10 so với tinh thường (tinh thường: 30 triệu/CR); hoạt lực

≥ 30%; mặt khác tinh trùng sau khi qua máy lọc phân tách giới tính sẽ bị suy yếu một phần về hoạt lực; do vậy tỷ lệ thụ thai thấp hơn nhiều so với tinh thường. Tỷ lệ chính xác của tinh giới tính, phụ thuộc vào nhà sản xuất và giá thành của tinh. Nguyên nhân do: quá trình phân tách tinh giới tính mất nhiều thời gian và chi phí lớn; trong 1 giờ có khoảng 15 triệu tinh trùng X, 15 triệu tinh trùng Y đi qua màng lọc di chuyển về các ống đựng, với độ chính xác

 

 

≥ 90%. Nếu chọn với mức độ chính xác thấp hơn có thể lên tới 100 triệu tinh trùng/giờ xong mức độ chính xác ≥ 70%. Do vậy mà giá thành của tinh giới tính thường rất cao, cao hơn gấp hàng chục lần so với tinh thường; với độ chính xác phân giới càng cao thì giá thành càng cao.

  • Đối với chăn nuôi bò sữa thì người ta sẽ chỉ sản xuất lấy tinh giới tính X để PGNT cho ra con cái, nhằm tăng nhanh đàn bò cái cho sữa. Đối với chăn nuôi bò thịt thì ngược lại, người ta chỉ sản xuất lấy tinh giới tính Y để PGNT cho ra con đực, nhằm sản xuất được nhiều thịt hơn.

3.3.   Công nghệ cấy truyền phôi

Công nghệ cấy truyền phôi ở động vật đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Năm 1951, con bê đầu tiên sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi đã đánh dấu bước thành công của công nghệ này. Ngày nay, công nghệ phôi đã trở thành một biện pháp cải tạo giống gia súc nhanh và hiệu quả. Công nghệ phôi là công nghệ tiên tiến, hiện đại, được ứng dụng và triển khai rộng ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Canada, Nhật…Cấy truyền phôi (CTP) là một quá trình đưa phôi tạo ra từ cá thể cái này (cái cho phôi) vào cá thể cái khác (cái nhận phôi) phôi vẫn sống, phát triển bình thường trên cơ sở trạng thái sinh lý sinh dục của cái nhận phôi phù hợp với trạng thái sinh lý sinh dục của cái cho phôi hoặc phù hợp với tuổi phôi (gọi sự phù hợp này là đồng pha).

Ở Việt Nam, năm 1978 tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ cấy truyền phôi, đến năm 1986 thì con bê đầu tiên ở Việt Nam ra đời. Đến nay, nước ta có trên 200 con bê đã được ra đời, một số tỉnh đã thành công trong công nghệ này như Hà Nội, Hà Tây cũ, Thành phố Hồ Chí Minh…

*   Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi

  1. Phổ biến và nhân nhanh các giống tốt, quí, hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản thông qua lấy phôi và cấy truyền những phôi của chúng (tận dụng được đồng thời những đặc tính tốt ở cả con bố và con mẹ)
  2. Nâng cao cường độ chọn lọc, đẩy mạnh công tác giống trên cơ sở tăng nhanh tiến bộ di truyền hàng năm.
  3. Nâng cao khả năng sinh sản, các sản phẩm thịt, sữa trong chăn nuôi.
  4. Hạn chế mức tối thiểu số lượng gia súc làm giống, từ đó giảm các chi phí khác đi kèm (chuồng trại, vật tư, nhân lực…..).
  5. Giúp cho con người dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương đã được thương mại hoá.
  6. Bảo tồn con giống dưới dạng trứng, phôi, tinh trùng nhằm giữ gìn vật liệu di truyền (phương pháp ex - situation)
  7. Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi cho con vật ở môi trường mới, cụ thể:
    • Phần lớn các bệnh ở gia súc không lây qua phôi.

 

 

  • Nếu phôi được đem đến môi trường mới để cấy truyền, mẹ nhận phôi trong thời gian mang thai đã tạo cho con kháng thể chống lại một số bệnh, và khi ra đời ngay từ đầu con vật dễ dàng thích ứng với môi trường xung
  1. Làm cơ sở để thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu và phát triển một số ngành khoa học có liên quan như:
    • Sinh lý, sinh hoá (vấn đề hình thành, phát triển phôi; quá trình tiếp nhận, đào tạo khi cấy chuyển, ….).
    • Di truyền  học  (lai  ghép  phôi,  chuyển  gen  tạo  những  giống  mới,  …).
    • Thú y và y học (chế tạo các vacxin chống bệnh, thay thế gen xấu, miễn dịch sinh sản, ….).

* Nguyên lý cơ bản của công nghệ cấy truyền phôi

Phôi cấy truyền được tạo ra từ trứng của cá thể cái A (sau khi được thụ tinh trong cơ thể hoặc thụ tinh trong ống nghiệm) đem cấy truyền cho cá thể cái B có trạng thái sinh lý sinh sản phù hợp với trạng thái sinh lý sinh sản của cá thể cái A hoặc phù hợp với tuổi của phôi, khi đó phôi sống và phát triển bình thường. Như vậy, để cấy truyền phôi đòi hỏi phải có mẹ cho phôi hoặc cho trứng, phải tạo được phôi và lấy phôi ra ngoài cơ thể mẹ cho. Sau đó cấy truyền các phôi này vào mẹ nhận phôi đã được kích thích động dục nhân tạo hoăc động dục tự nhiên trùng với thời gian động dục của bò cho phôi (phôi tươi) hoặc phù hợp với tuổi phôi (phôi đông lạnh). Sự phù hợp giữa mẹ cho – mẹ nhận hoặc mẹ nhận – tuổi phôi lúc cấy truyền gọi là sự đồng pha.

 

 

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: